Văn mẫu lớp 7

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

– Nhà thơ xưa thường có hoa và rượu lúc thưởng trăng. Những thứ ấy không có nhưng trăng bên ngoài thì vẫn đẹp. Thế là xuất hiện một thoáng bối rối làm thế nào để thưởng trăng đây?

– Nhân/ nguyệt – song/ song – minh nguyệt/ thi gia trong hai câu 3 và 4 đối nhau. Cũng lù nhân, cũng là nguyệt nhưng nếu cặp đối ở đầu hai câu chí lù nêu tên sự vật thì cặp đổi ở cuối hai câu lại có thêm tính chất của sự vật, và từ đó làm tăng thêm sức truyền căm của hai câu thơ. Nhăn {người tù) ỉ rở thành thi gia thì nguyệt trở thành minh nguyệt, và được nhân hoa.

I. Từ hang Pác Bó, thang 8 – 1942 Hồ Chí Minh bí mật sang Trung Quốc để vận động các nước viện trợ cho lực lượng cách mạng Việt Nam thì ông bị chính quyền địa phương bắt ở gần thị trấn Túc Vinh vì bị nghi “là gián điệp". Suốt một năm trong cảnh tù đày, qua nhiều nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Hồ Chí Minh đã:

Ngày dài ngâm ngợi chơ khuây,

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

(Mở đầu tập nhật ký)

133 bài thơ trong Nhật ký trong tù, phần lớn là thơ tứ tuyệt được viết bằng chữ Hán về nhiều đề tài khác nhau đã chứng minh tâm hồn nhạy cảm và tài làm thơ của một lãnh tụ cách mạng. Đề tài về Trăng, nhà thơ viết mấy bài, trong đó có bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt).

Xem thêm:  Phân tích bài thơ ‘Chiều hôm nhớ nhà’ của Bà Huyện Thanh Quan

II.Nhà thơ Nam Trân dịch qua tiếng Việt:

Trong từ không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

So sánh với nguyên tác bản dịch tiếng Việt của Nam Trân khá sát nghĩa và đúng với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Nguyên tác câu Khai, Hồ Chí Minh viết:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Nhà thơ Nam Trân dịch:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Câu thơ giới thiệu nơi chốn và vật dụng cần cho nhà thơ lúc ấy. Nơi chốn ấy là “ngục trung – trong tù". Thi đúng rồi, nhà tù làm gì cố rượu với hoa. Nhưng cần rượu với hoa để làm gì mới được chứ? Như thế ý ở câu Khai chỉ gợi mở một cách kín đáo, nhẹ nhàng như tạo sự lôi cuốn người đọc đọc tiếp câu thừa:

Đôi thử lương tiêu nại nhược hà?

Câu thơ trong nguyên tác là câu nghi vấn: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Dịch qua tiếng Việt:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thành câu xác định, từ nghi vấn “biết làm thê'nào?"sángxác định “khó hững hờ”. Hình thức câu văn thì có khác nhưng ý văn thì tương dương vì cùng diễn tả tâm trạng của con người trước cảnh đẹp. Nhưng cảnh đẹp ấy là cảnh gì? Nếu bài thơ chấm dứt ở câu này thì người đọc cũng khó đoán ra được chính xác cảnh đẹp ở trong tù, nơi chẳng có rượu mà cũng chẳng có hoa. Mà cũng chẳng đoán ra sự liên quan giữa rượu, hoa và cảnh đẹp. Điều ấy khêu gợi trí tò mò của người đọc buộc họ phải đọc tiếp câu chuyển:

Xem thêm:  Tả cây mai vào dịp tết

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.

Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng. Nghĩa câu thơ chữ Hán là như thế. Còn câu dịch ra tiếng Việt là:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

À ra thế! “Cảnh đẹp đêm nay" chính là cảnh “trăng soi ngoài cửa sổ”, hay “trăng soi ngoài song cửa". Mà với những đêm trăng đẹp tuyệt vời như thế, các nhà thơ xưa thường bày hoa và rượu ra để nhâm nhi vài chung rượu nồng, ngửi mùi hương của hoa, lặng nhìn trăng sáng, và đôi khi cao hứng còn làm thơ. “Đêm nay”, có lẽ nhà thơ Hồ Chí Minh cũng mang tâm cảnh ấy, nhưng không quên thực tại là mình đang ở tù nên tiếc là… Thế nhưng cái thiếu thôn kia không ngăn được “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ". Câu thơ mang hai ý nghĩa với con người, với nhà thơ thì câu thơ biểu hiện sức mạnh của tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Với cảnh thì làm tăng thêm nét đẹp, nét quyến rũ của đêm trăng.

Bài thơ khép lại bởi câu hợp:

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Câu thơ dịch:

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cả câu thơ chữ Hán lẫn tiếng Việt đều sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Bao nhiêu thực tại: nhà tù, rượu, hoa đều biến mâ't, đều chẳng còn ý nghĩa gì. Trong giây phút ấy, chỉ còn Người với Trăng. Nếu ở câu chuyển nhà thơ viết “nhân khán minh nguyệt – người ngắm trăng soi (sang)" bằng ngôn ngữ miêu tả thông thường thì d câu hợp nhà thơ đã thổi hồn vào trăng bằng nghệ thuật nhân hóa: “nguyệt tòng khán thi gia – trăng nhòm ngắm nhà thơ".

Xem thêm:  Tuần 17 - Đọc thêm: Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

III. Sau này, dù bận trăm công nghìn việc trong những năm đầu của thời kì kháng chiến, Hồ Chí Minh vẫn không quên trăng, vẫn dành cho trăng những vần thơ đẹp, như trong bài Cảnh khuya'.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Ngay cả khi bận rộn nhất, tập trung nhất như “bàn bạc việc quân” chẳng hạn, nhà thơ vẫn để tâm đến “lổng lộng trăng soi – bát ngát trăng ngân”, nhất là lúc chờ Tin thắng trận, Hồ Chí Minh vẫn không muốn làm cho trăng buồn.

Trăng vào cửa sổ đòi thơ,

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

Từ Ngắm trăngtrong Nhật kí trong tùđến những bài thơ sau này, người đọc có thể cảm nhận trăng là người bạn tri kỉ của nhà thơ vậy.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment