Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình ảnh sông Hương từ góc độ lịch sử, thơ ca, âm nhạc và bản sắc văn hóa Huế

Phân tích hình ảnh sông Hương từ góc độ lịch sử, thơ ca, âm nhạc và bản sắc văn hóa Huế

a. Từ góc độ lịch sử

– Trong mối quan hệ nghiêm trang này, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng, lúc nó mang tên là Linh Giang (dòng sông thiêng) trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi.

– Sông Hương là "dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại", "nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ" vào thế kỉ XVIII, "nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa". Dòng sông cũng đã chứng kiến thời đại mới với Cách mạng tháng Tám năm 1945 và bao chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này.

– Như vậy, sông Hương xứng đáng được gọi là thiên sử thi, trước hết vì đã từng kiên cường chặn đứng nhiều đội quân xâm lược. Dòng sông đâu chỉ có vẻ đẹp mềm mại đầy nữ tính, mà còn tiềm tàng trong chiều sâu lịch sử của nó một sức mạnh quật cường của dân tộc từ những ngày mở nước hàng nghìn năm về trước.

b. Từ góc độ thơ ca

– Sông Hương  "không bao giờ tự lặp lại mình" trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Qua sáng tác của nhiều nhà thơ Việt Nam, sông Hương hiện lên, đầy biến ảo khi là "dòng sông trắng – lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, lúc "như kiếm dựng trời xanh" tựa khí phách Cao Bá Quát, lúc là "bóng chiếu bảng lảng" trong nỗi quan hoài vạn cổ của (Bà Huyện Thanh Quan) rồi "bỗng đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn" trong thơ Tố Hữu và "sông Huong quả thực là Kiều, rất Kiều".

Xem thêm:  Soạn bài ôn tập truyện lớp 9

– Sông Hương nhiều vẻ đẹp, nhiều màu sắc nhưng sông Hương có một điểm chung – đó là sự gợi cảm, gợi thi hứng, sông Hương hút hồn bao nghệ sĩ bởi đó là dòng sông của thi ca.

c. Từ góc độ âm nhạc

– Tác giả mơ màng, đắm say với những gợn sóng chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hoa đăng hội rằm tháng bảy trên sông Hương để rồi trong những khoảnh khắc chùng lại, ông ngỡ như sông Hương bỗng trở thành một người tài nữ đánh đàn. Ông nhớ tới Nguyễn Du bao năm lênh đênh trên quãng sông này, viết ra những câu Kiều tuyệt bút. Tác giả dẫn ra câu chuyện của một nghệ nhân già "chơi đàn hết nửa thế kỉ" đã nhận ra trong những vần thơ Kiều "trong như tiếng nhạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời" có âm hưởng của giai điệu bài Tứ đại cảnh. Sông Hương đã đánh thức cảm hứng của Nguyễn Du và tấu lên những bản đàn đi suốt đời Kiều. Sông Hương trong tưởng tượng, sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chuyển từ vẻ đẹp của tình yêu sang vẻ đẹp của âm nhạc.

– Nhà văn đã cho rằng: "toàn bộ nên âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này". Đã mấy ai hiểu rằng, phải nghe ca Huế trên sông Hương vào lúc đêm khuya mới cảm nhận được hết linh hồn của nó. Có lẽ vào những lúc đê khuya, trong không khí tĩnh lặng có thể nghe được cả tiếng động rất nhẹ của nhịp chèo và những giọt nước rơi, những nghệ nhân cưa, nhìn mặt nước sông hương in bóng trăng thanh, đã cảm hứng soạn ra những bản nhạc cổ điển và cả những điệu hò mái nhì, mái đẩy để gửi lòng mình với quê hương xứ sở. Ca Huế là dòng âm nhạc riêng của sông Hương. Thêm lần nữa, ta thấy được cái nhìn tinh tế và có chiều sâu văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 

Xem thêm:  Tình thương là hạnh phúc của con người – Bài tập làm văn số 2 lớp 12

d. Từ góc độ bản sắc văn hóa Huế

– Sông Hương càng mang chất Huế đến kì lạ khi nó khoác lên mình chiếc áo đậm màu sắc nơi đây. Khi thấy hai bờ sông thấp thoáng bóng người phơi áo, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: "màu áo điều lịc của của loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người" tác giả đã cho rằng đấy là :màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên". Dòng sông trở thành những cô gái, hay những cô gái bên sông đã tô điểm một sắc màu kì diệu ẩn giấu khuôn mặt đời thường cho dòng sông duyên dáng, thủy chung?

– Khi liên tưởng độc đáo màu sương khói huyền ảo trên dòng Hương chính là hình ảnh các cô dâu trẻ với sắc áo cưới màu điều lục trong những ngày thu đầy khói sương, có lẽ tác giả muốn kín đáo gửi đến ta một ý nghĩa sâu sắc: từ một đường cong, một nét uốn lượn đến cái sắc tím huyền ảo, sông Hương đều mang những dáng hình rất đặc trưng cho Huế. Nói khác đi, bản sắc văn hóa nơi này đã ngấm vào dòng sông lúc nào không biết.

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Post Comment