Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm

Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Thơ của ông ẩn chứa sự nghĩa tình giữa con người với con người. Cũng có những bài thơ thể hiện tinh thần của những người chiến sĩ cách mạng. Và một đề tài được nhà thơ khai thác rất nhiều đó chính là Bác Hồ. Bài thơ Việt Bắc là bài thơ mà Tố Hữu khai thác một cách sâu sắc tình người, tình dân quân, tình đồng chí.

Vẫn với thể thơ lục bát quen thuộc, Tố Hữu viết Việt Bắc dài như một trường ca. Những câu thơ hiện lên vừa mang âm hưởng dân ca, vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa đậm chất thơ ca cách mạng. Bài thơ được mở đầu bằng câu hỏi về nỗi nhớ giữa  mình với ta, giữa kẻ ở người về:

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Trong suốt 15 năm từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến khi nước nhà được độc lập, những người chiến sĩ đã gắn bó với Việt Bắc. Nơi ấy giống như ngôi nhà mới của họ. Ở đó họ được che chở, được đùm bọc, được yêu thương. Tác giả đặt câu hỏi vậy thôi chứ trong lòng người thừa hiểu nỗi “thiết tha mặn nồng” không thể nào nguôi. Đó là lý do vì sao người nhìn cây thì nhớ núi và nhìn sông thì nhớ nguồn.

Phan tich bai tho viet bac - Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc 

Hình ảnh “áo chàm” là một hình ảnh hoán dụ để thay thế cho người dân, những người tới để tiễn biệt chiến sĩ. Nỗi xúc động nghẹn ngào khiến họ không thể thốt nên lời. Chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay của nhau.

Áo chào đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Khổ thơ tiếp theo với điệp từ  “mình đi”, “mình về” và câu hỏi có nhớ nhắc cho người chiến sĩ nhớ về những ngày nơi chiến khu Việt Bắc. Khi mưa xuống, suối chảy ào ào như một con lũ. Miền núi cao hiểm trở dường như đưa tay ra là chạm tới mây, không khí lúc nào cũng mù sương. Những bữa cơm thì chẳng có sơn hào hải vị mà đôi khi chỉ có cơm chấm muối. Những địa danh của Việt Bắc như Tân Trào, Hồng Thái, cây đa, mái đình là những nơi các chiến sĩ vẫn thường họp kín. Chao ôi là nhớ cái nghĩa tình sắt son của người đồng bào. Ta với mình, hai đại từ nhân xưng tuy hai mà một đã làm xóa nhòa khoảng cách giữa người với người. Chiến sĩ với đồng bào là một vì cùng chung một mối thù nặng vai.

Xem thêm:  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

Những câu thơ tiếp theo tác giả đã thể hiện rất rõ điều đó:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

Ta với mình, mình với ta tuy hai mà lại là một, tuy một mà lại là hai. Giống như những đôi lứa đang yêu nhau, gắn bó khăng khít. Nỗi nhớ của tác giả lại tiếp trục trải dài đến các ngôi nhà nhỏ bên ánh lửa bếp lập lòe sương khói. Những năm tháng sống trong nghèo đói với xung quanh chỉ toàn rừng nứa, bờ tre. Những con sông, con suối nước lúc với, lúc đầy. Nhưng có mình, có ta gắn bó với nhau và cùng nhau trả qua hết những đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống.

Thương nhau nên cái gì cũng chia sẻ cho nhau để không ai phải đói, không ai phải lạnh:

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Bữa ăn chỉ toàn cơm độn sắn mà ấm áp nghĩa tình. Hàng ngày, những người phụ nữ vẫn phải địu con lên rẫy để bẻ từng bắp ngô. Tối đến, người dân lại cùng nhau tham gia và các lớp học bình dân học vụ để xóa mù chữ. Đời sống gian nan là vậy nhưng chưa bao giờ người dân cảm thấy cuộc sống này tẻ nhạt. Ngược lại họ vẫn luôn ca vang núi đèo. Mỗi chiều đến, tiếng mõ rừng lại văng vẳng bên tai. Rồi đêm xuống lại là tiếng chày đêm nện cối. Những âm thanh dù nhỏ thôi nhưng giữa núi rừng cũng đủ để nó vang vọng ra xa.

Xem thêm:  Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức.

Những câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ nhung của tác giả về hoa, về người:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Giữa rừng xanh là màu đỏ tươi của hoa chuối. Phải rồi, ở nơi địa thế hiểm trở như vậy thì có loài hoa nào khác có thể sống tốt và nở đẹp được đến vậy. Người dân Việt Bắc đi rừng thì thường gài vào thắt lưng một con dao. Nắng xuống chiếu vào dao làm hắt lên một tia sáng lấp lánh. Tác giả có lẽ đã phải chú ý quan sát lắm mới phát hiện ra được chi tiết ấy. Rồi khi mùa xuân đến, cánh rừng lại ngập màu trắng của hoa mơ. Trong khung cảnh mùa xuân tươi đẹp ấy, xuất hiện hình ảnh người đan nón, cô gái hái măng. Đôi tay vừa làm việc, miệng vẫn cất cao tiếng hát ân tình thủy chung.

Nỗi nhớ tiếp tục đi đến những ngày giặc Tây đến lùng. Người dân, chiến sĩ và thậm chí là cả cảnh rừng núi cũng chung một lòng đánh giặc. Núi giăng thành thành lũy, rừng thì trở thành tấm lá chắn vừa bảo vệ bộ đội, vừa vây bắt quân thù.

Khổ thơ tiếp theo, tác giả liệt kê những địa danh của Việt Bắc mà ông đã ghi nhớ ở trong lòng. Đó là Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao-Lạng, Nhị Hà. Đó là những địa danh quen thuộc, những cung đường Việt Bắc mà những người lính vẫn thường hành quân qua. Đến khi thắng trận, tin vui theo gió bay đi khắp nơi.

Xem thêm:  Bài 11 - Đoàn thuyền đánh cá

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Giữa lòng Việt Bắc, Bác Hồ vẫn cùng với các đồng chí của mình bàn mưu đánh địch. Những thắng lợi rực rỡ như chiến dịch thu đông đã ghi vào lịch sử. Nơi đâu còn giặc thì cứ nhìn vào Việt Bắc mà noi theo. Nhìn vào Việt Bắc mà nuôi chí bền. Những địa danh lịch sử như mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào, làm sao mà quên được.

Đoạn thơ tiếp theo là lời đối đáp giữa mình với ta, giữa người gửi ân tình và người nhận ân tình. Nước non đâu cũng là ta với mình. Thắng lợi rồi, những người lính trở về nơi thành thị với nhà cao, phố đông vui. Người ở lại nuối tiếc khôn nguôi. Hỏi rằng có ngày nào Việt Bắc lại được vui không? Có ngày nào mà thành phố nhớ tới núi rừng hay không? Bài thơ chính là câu trả lời của tác giả. Rằng dù có đi đâu thì cũng sẽ nhớ về Việt Bắc thân yêu.

Bài thơ thể hiện đậm chất tình của nhà thơ Tố Hữu. Đó là cái tình với chiến khu, cái tình với người dân, cái tình với Đảng, với Bác Hồ.

Nhã Đan

Post Comment