Văn mẫu lớp 10

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Đề bài: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Bài làm

Văn học trung đại Việt Nam có nhiều tác gia tên tuổi như Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Mỗi tác gia đều có những nét riêng. Với Nguyễn Dữ, chúng ta đã quen với ông qua các sáng tác như Truyền kì mạn lúc với cái chất liêu trai đặc sắc. Trong bộ truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nhiều mẩu chuyện hấp dẫn được nhiều người ghi nhớ. Tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Chuyện kể về người anh hùng Ngô Tử Văn, một trí thức, một con người chính trực, kiên cường đã dám đứng lên chống lại cái xấu, cái ác để trừ hại cho dân.

Sử dụng ngôn ngữ chữ Hán, Nguyễn Dữ đã rất thành công khi phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo. Những nhân vật trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có cả người, cả quỷ, cả thánh thần. Họ sống ở các thế giới khác nhau nhưng lại có thể xâm nhập vào thế giới của nhau một cách đầy hoang đường. Bộ truyện Truyền kì mạn lục được Nguyễn Dữ sáng tác khi ông đã cáo quan về quê. Thông qua tác phẩm, ông phản ánh tình trạng xã hội suy thoái, khủng hoảng đồng thời thể hiện được quan điểm sống của mình trước cuộc đời.

phan tich nhan vat ngo tu van - Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 

Mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Ngô Tử Văn xuất hiện là một người ngay thẳng, cương trực nhưng cũng có phần nóng nảy. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã giới thiệu đầy đủ tên họ cũng như quên quán của nhân vật. Lời giới thiệu có tác dụng định hướng người đọc với giọng điệu mang đậm tính ngợi khen. Xuất phát từ tính cách cứng cỏi, hành động đốt đề tà của Ngô Tử Văn không khiến người đọc phải ngạc nhiên. Từ xưa đến nay, quỷ thần là những kẻ mà chẳng ai dám động tới bởi nếu không may trái với ý quỷ thần thì chỉ có chết. Vậy mà Tử Văn dám đứng lên châm lửa đốt đền, diệt trừ yêu ma. Điều đó chứng tỏ cái cốt cách và lòng tin tưởng vào chính nghĩa Ngô Tử Văn.

Cái tính khảng khái của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho hồn ma tên tướng giặc. Khi còn sống, tướng giặc là kẻ thù của dân ta. Hắn xâm chiếm nước ta và làm hại biết bao nhiêu người dân nghèo khổ. Ngay cả khi chết rồi, hắn vẫn không bỏ cái tật xấu là ỷ mạnh hiếp yếu. Hắn tác yêu tác quái khiến nhân dân trong vùng điêu đứng. Tử Văn đốt đền là đáng đời hắn nhưng hắn lại làm như mình là người bị hại. Hắn dùng tà phép khiến cho Tử Văn bị sốt nóng sốt rét. Thậm chí, hắn còn dọa sẽ khiến cho Tử Văn phải đi gặp Diêm Vương. Nhưng với tính cách của mình, Tử Văn chẳng hề run sợ trước những lời dọa nạt ấy. Chàng không chỉ dũng cảm mà còn rất bản lĩnh nữa.

Cũng chính nhờ tính cách chính trực của mình mà Ngô Tử Văn nhận được sự giúp đỡ của thổ thần nước Việt. Với những người giúp đỡ mình, chàng có thái độ biết ơn và tin theo lời giúp đỡ.

Nếu không phải là người bản lĩnh đầy mình thì khi bị lôi xuống âm phủ, phải chứng kiến những cảnh tượng rợn người có lẽ Ngô Tử Văn đã run sợ. Nhưng không, chàng không những không run sợ mà còn dám đứng lên kêu oan khi mình bị kết vào tội sâu ác nặng, ngoan cố bướng bỉnh. Đối diện với Diêm Vương, Ngô Tử Văn không bị khuất phục trước uy quyền mà hiên ngang, khẳng khái đấu tranh đòi lại công bằng. Kết quả là chàng đã giành được chiến thắng. Chiến thắng ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó cho thấy rằng cái chính nghĩa bao giờ cũng thắng cái hung tàn. Ngô Tử Văn bằng sự quả cảm của mình đã trừ hại được cho nhân dân.

Xem thêm:  Phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên - Văn mẫu lớp 10

Ngô Tử Văn là con người đại diện cho chính nghĩa chống lại cái ác, cái gian tà. Qua nhân vật Ngô Tử Văn, Nguyễn Dữ đã khẳng định rằng cái chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng. Chỉ cần chúng ta dám đứng lên thì kẻ thù sẽ phải khiếp sợ. Đồng thời, chuyện cũng phản ánh cái xấu xa trong xã hội, quan tam thì dung túng cho cái xấu, chỉ trực ăn hối lộ mà che mờ đi công lý.

Yếu tố kì ảo đã làm gia tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện, khiến cho hình ảnh của người anh hùng Ngô Tử Văn trở nên vĩ đại hơn, kì bí hơn. Ca ngợi Ngô Tử Văn cũng là cách để Nguyễn Dữ ca ngợi công lý và để cho người dân có thêm niềm tin vào công lý, vào chính nghĩa.

Nhã Đan

 

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Phân tích bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" của Nguyễn Du

Post Comment