Văn mẫu lớp 12

Nghị luận về lối sống người Việt khôn khéo hay khôn vặt

Nghị luận về lối sống người Việt khôn khéo hay khôn vặt

Hướng dẫn

Lối sống của con người Việt Nam truyền thống như thế nào? Lối sống ấy có những mặt nào là tích cực, mặt nào là tiêu cực?

Tổ tiên, ông cha chúng ta, nhân dân ta đã sống dưới chế độ phong kiến hàng nghìn năm. Từ giữa thế kỷ 19 đến ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), dân tộc ta chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp suốt 80 năm, trải qua 30 năm kháng chiến chống Pháp và chông Mỹ xâm lược. Nhắc lại vài nét lịch sử như vậy, để thấy dân tộc ta đã trải qua muôn vàn khó khăn; lịch sử và nền văn hóa đã tác động sâu sắc đến lối sống của con người Việt Nam như thế nào?

Nước ta ở về Đông Nam châu Á, thuộc về vùng nhiệt đới, nắng lăm, mưa nhiều, thiên tai (lũ lụt, bão tố…) xảy ra triền miên. Thủy, hỏa, đạo, tặc – bốn loại giặc lớn mà nhân dân luôn luôn phải đối mặt.

Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời; lối canh tác thủ công “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Mãi đến đầu thế kỷ 21, nền nông nghiệp nước ta mới được cơ giới hóa (khoảng 80%). Cho đến nay (2013), nước ta mỗi năm xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo, đứng thứ nhất, nhì trên thế giới, nhưng còn phải nhập giống lúa, phân bón, thuốc trừ sáu.

Tuy đất nước đã có nhiều đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà phát triển. Báo chí cho biết nước ta hiện nay có mấy chục vạn tiến sĩ, giáo sư, vào hạng nhất, nhì khối ASEAN, nhưng nền công nghiệp nước ta còn ở tình trạng “lắp ráp”, nhiều phụ kiện, máy móc của ô tô còn nhập khẩu; thậm chí đến chiếc ốc vít ô tô chưa sản xuất được!

Nói đến trí tuệ trong xã hội ngày nay là nói đến sáng chế, phát minh, nói đến giải Nobel,… Nước ta chưa có. Đúng là ở ta “chưa ca tụng trí tuệ”. Hay vì thiếu nhân tài? Hay vì nhân tài chưa được trọng dụng?

Con người Việt Nam thông minh và sắc bén lắm! Có thua kém dân tộc nào? Các cuộc thi quốc tế về Toán, Lý, Hóa, Sinh,… học sinh Việt Nam, năm nào cũng giành được nhiều huy chương (huy chương vàng, huy chương bạc).

Trần Đình Hượu lại nhận xét “khôn kliéo” là lối sống của người Việt Nam. Khôn khéo là khôn ngoan và khéo léo; là cách ứng xử, từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều tinh tế, sắc bén. Do hoàn cảnh lịch sử mà phải khôn khéo trong làm ăn, trong cuộc sống. Không khôn khéo thì bị ăn đòn! Biết “Miệng quan, trôn trẻ”, nên phải khôn khéo xa lánh cửa quan! Khôn khéo trong học tập: học thầy, học bạn, học trong sách, học trong thực tế, biết “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Biết “tháng tám đói qua, tháng ba đói chết” nên phải sống cần kiệm. “Ăn đi trước, lội nước theo sau" là khôn vặt của loại người ích kỷ! Tuổi trẻ chúng ta không nghĩ đến, không nên sống như thế!.

Xem thêm:  Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Nhờ khôn khéo mà biết “thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn”. Không được nóng vội, hấp tấp vì sẽ làm hỏng việc. Biết lắng nghe và suy nghĩ chín chắn: “Ăn nhai, nói nghĩ' là khôn khéo. Sống khiêm tốn, thật thà là khôn khéo, là người đức độ. Gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu là khôn khéo.

Ngày nay, đến ga tàu, bến xe, cổng bệnh viện, nơi bán vé,… ai cũng phải khôn khéo, thủ thế. Muốn được binh yên, vô sự thì phải khôn khéo. Không a dua, không đua đòi, tránh xa các tệ nạn,… là sống khôn khéo.

Có biết ứng xử như thế mới là người khôn.

Theo ý tôi, tuổi trẻ chúng ta phải học tập tốt, tu dưỡng tốt đẻ trở nên người khôn khéo. Chúng ta cần học tốt ngoại ngữ, học tốt khoa học kỹ thuật để nâng cao tầm trí tuệ, đặng phục vụ Tổ quốc và nhân dân.

BÀI LÀM 2

Bước vào thời hội nhập, xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu vô cùng quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong hoàn cảnh đó, có người đặt câu hỏi: “Lối sống của người Việt Nam truyền thống là thế nào”.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Hượu cho rằng: "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn".

Có thể nói đó là một ý kiến sắc sảo và xác đáng. Trí tuệ và khôn khéo là hai phẩm chất cần có của con người văn hóa. Trí tuệ là khả nãng nhận thức, suy xét bằng bộ óc. Có trí tuệ mới có thông minh. Có trí tuệ mới có tưởng tượng, ghi nhớ, thu nhận kiến thức. Khôn khéo là khôn ngoan, khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt trong ứng xử. Biết cách ăn nói, cư xử, hành động hợp với tình thế và lòng người là khôn khéo. Trái với khốn khéo là vụng về, đần độn, ngờ nghệch!

Xem thêm:  Tả cây phượng trong sân trường em lớp 5

Ý kiến của Trần Đình Hượu vừa nêu lên mặt hạn chế (không ca tụng trí tuệ), vừa nêu lên mặt tích cực (ca tụng sự khôn khéo), đồng thời chỉ rõ những biểu hiện và tác dụng của lối sống khôn khéo như là “ăn đi trước, lội nước theo sau”, “biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn”.

Tại sao lối sống của người Việt Nam truyền thống lại “không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo”?

Nền văn hóa Việt Nam, nền văn minh sông Hồng là nền văn hóa, nền văn minh phát triển qua hàng nghìn năm của cư dân trồng lúa nước, bị khép kín trong lũy tre, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị. Trong 4 giai tầng xã hội: sĩ, nông, công, thương, ta thấy cồng, thương nằm ở dưới đáy bị coi nhẹ. Vì thế qua hàng nghìn năm dựng nước, dân tộc Việt Nam ta không có một ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển đến thành tựu, có truyền thống. Việc học cử tử cũng chỉ xoay quanh tứ thư, ngũ kinh. Chuyện quan trạng cân voi, xâu sợi chỉ qua trôn con ốc xoắn, sứ giả dùng lọng, tàn nhảy từ lầu cao xuống mặt đất an toàn, v.v… cũng chỉ ca tụng sự khôn khéo. Con trâu đi trước, cái cày theo sau là hình ảnh cố hữu trên đồng quê. Năm I960 nông dân ta mới có cái cày 51 cái tiến! Cho đến nay, ta chỉ mới có cóng nghệ “lắp ráp” mà chưa có thành tựu phát minh nào! Do bị ngoại bang thống trị, do chiến tranh kéo dài, do chế độ bao cấp, v.v… mà lối sống dân ta “không ca tụng trí tuệ”.

Tục ngữ có câu: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, theo tôi đó là sự khôn vặt thể hiện lối sống, lối ứng xử của tâm lí tiểu nông, ích kỉ.

Sống trong xã hội mà thiên tai, địch họa triền miên, bị áp bức bóc lột nặng nề, phải gồng mình lên vì tô tức, vì suu cao thuế nặng. Cho nên con người Việt Nam phải biết sống khôn khéo. Có khôn khéo mới biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Nhân dân ta, nhất là bà con dân cày chỉ ước mong được mùa, no cơm ấm áo, sống yên phận thù thường giữa thời thái bình. Phải sống thật khôn khéo mới an cư lạc nghiệp.

Lối sống khôn khéo đã được đúc kết qua nhiều câu tục ngữ. Nhận rõ “Miệng quan, trôn trẻ”, “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, “Được vạ má sưng”, nên phải khôn khéo xa lánh cửa quan! Phải thủ thế! Vào cửa quan thòi nào cũna khó, “Vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi” (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan), “Chui qua cái cửa tò vồ / Phải cúi mà bò, kẻo vỡ mặt ral” (Tục ngữ)… Vốn biết thế, nên người dân đen phải khôn khéo để giữ mình!

Xem thêm:  Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Biết “Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết” nên phải tiết kiệm, phải “tích cốc phòng cơ”. Biết rằng: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà I Cả ba việc ấy đểu là khó thay!” nên phải hành động thận trọng khôn khéo. Có khôn khéo mới biết sống tế nhị, văn minh, lịch thiệp. Có khôn khéo mới được sống yên vui, thanh nhàn.

Trong phong trào xây dựng nếp sống mới con người văn hóa, phong trào “5 không, 3 sạch” hiện nay, theo tôi, ai cũng cần biết sống khôn khéo.

Bố mẹ tôi chỉ học hết lớp 7, lao động thủ công; chị em tôi may mắn được học hành chu đáo. Chị tôi học Đại hoc Y khoa; tôi và các bạn tôi đang dự thi Đại học – Cao đẳng. Tuổi trẻ chúng tôi đang hăm hở học tập, luyện tập, lúc nào cũng tự nhắc nhở mình, động viên nhau nỗ lực vươn lên trên con đường khoa học kĩ thuật, đồng thời biết sống đẹp, sống có văn hóa.

Lúc này, ngồi trong phòng thi Đại học, đọc và suy ngẫm về ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu, tôi càng thấm thìa về lối sống của ông cha ta, tổ tiên ta.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment