Đề bài: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên – Bài tập làm văn số 5 lớp 12
Bài làm
Văn chương đối với con người vẫn luôn là một phạm trù vô cùng rộng lớn. Ở văn chương, ta thấy được sự đa dạng của những ngòi bút riêng. Mỗi tác giả lại mang đến cho chúng ta một thế giới khác nhau. Và mỗi tác giả cũng tìm cho mình những ý nghĩa khác nhau thông qua sáng tác. Chính vì vậy mà vào giữa những năm 30 của thế kỉ XX, văn học nước ta đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa một bên là “nghệ thuật vị nghệ thuật”, một bên là nghệ thuật vị nhân sinh. Mỗi người đều có cái lý riêng khi bảo vệ quan điểm của mình.
Trước đây, khi luận bà về văn chương, Nguyễn Văn Siêu cũng có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Để hiểu được câu nói này của Nguyễn Văn Siêu, chúng ta phải hiểu được thế nào là văn chương chuyên chú ở văn chương và thế nào là văn chương chuyên chú ở con người.
Khi nói văn cương chuyên chú ở văn chương, chúng ta hiểu rằng, văn chương chỉ quan tâm đến chính nó mà bỏ qua các giá trị về nghệ thuật, bỏ qua đời sống tâm tư của con người. Đối với họ, cái đẹp về hình thức mới là quan trọng nhất. Họ rũ bỏ trách nhiệm đối với xã hội, đối với vận mệnh của quốc gia. Ở từng thời đại văn học khác nhau, các tác giả sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Chẳng hạn những nhà thơ xưa đi theo khuynh hướng này thì khi sáng tác, họ chỉ chăm chăm đi tìm những từ ngữ sao cho độc, sao cho hay, sao cho đắt hay cố gắng dùng các điển tích, gieo vần một cách oái ăm. Nội dung của những bài thơ này thì chú trọng vào việc miêu tả thiên nhiên như mây, như gió và tuyệt nhiên không nhắc gì đến vận mệnh của con người.
Trong dòng văn học lãng mạn Việt Nam trước năm 1945, quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” cũng chính là một cách thể hiện của quan điểm văn chương chuyên chú ở văn chương. Đối với họ, văn chương chỉ hay, chỉ đẹp khi nó nằm ngoài xã hội, nằm ngoài cuộc sống. Như nhà thơ Thế Lữu trong bài thơ Li Tao từng viết rằng:
Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ.
4 câu thơ đã cho chúng ta thấy rõ quan điểm của tác giả rằng ông chỉ là một khách tình si. Sứ mệnh của những người như vậy là đi tìm cái đẹp chứ không màng tới bất cứ điều gì khác. Tuy nhiên trong dòng văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945, chúng ta vẫn nhìn thấy được những mặt tích cực của các tác giả chứ không hẳn là họ chỉ tôn thờ cái đẹp.
Biểu hiện cực đoan nhất của khuynh hướng này đó chính là phủ nhận hoàn toàn giá trị về nội dung. Chẳng hạn như khi làm thơ, người ta cho rằng thơ chẳng cần tả hình cũng chẳng cần tả cảnh, càng không được nói đến vấn đề đạo đức, xã hội và cũng chẳng cần có nghĩa. Đó là thứ thơ mà khi đọc lên chẳng ai hiểu nổi.
Văn chương chuyên chú ở con người thì lại khác. Ở khuynh hướng này, các tác giả lại chú trọng đến con người, đề cao con người và lấy con người làm trung tâm của tác phẩm. Giá trị của một tác phẩm văn chương không nằm ở câu chữ mà ở chỗ nó mang lại điều gì cho con người. Những quan điểm như nghệ thuật vị nhân sinh hay văn học là nhân học cũng đều ý chỉ như vậy.
Biểu hiện của khuynh hướng này cũng rất đa dạng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu ông cho rằng văn chương phải giống như con thuyền chở đạo lý, phải là thứ vũ khí sắc bén có thể đâm thẳng được kẻ thù. Trong dòng văn học cách mạng, văn nghệ sĩ cũng phải là những chiến sĩ. Họ tuy không cầm súng nhưng họ cầm bút và ngòi bút chính là thứ vũ khí để đánh lại quân thù.
Nguyễn Văn Siêu cho rằng loại chỉ chuyên chú ở văn chương mới là loại đáng thờ. Phải chăng ông cho rằng văn chương chỉ chuyên chú ở con người là xa rời nghệ thuật là không phải văn chương nữa hay chăng?
Xét cho cùng, văn chương phải là sự hài hòa của tất cả. Văn chương mà chỉ chăm chăm nói đến hình thức thì không mang lại giá trị gì cho con người. Văn chương mà chỉ nói đến con người, nói đến xã hội nhưng câu chữ chẳng đâu vào đâu thì cũng chẳng thể gọi là văn chương. Những tác phẩm văn chương chỉ chuyên chú ở con người hay là ở chỗ ta vẫn thấy được những nét nghệ thuật trong đó. Những tác phẩm văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương hay là ở chỗ nó cũng mang đến cho tâm hồn ta sự tươi mới, ngọt ngào và thi vị trước cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.
Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu không đúng cũng không sai. Nó chỉ đơn giản thể hiện một quan điểm trước nghệ thuật mà nghệ thuật thì có muốn vàn cách để hiểu.
Nhã Đan