Văn mẫu lớp 12

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Đề bài: Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Bài làm

Trong phong trào đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình ảnh những người lính bao giờ cũng thật đẹp, thật hào hùng. Quãng Dũng, một trong những nhà thơ của thời kì kháng chiến chống Pháp cũng đã có bài thơ nổi tiếng khắc họa chân dung người lính đó chính là Tây Tiến. Qua tác phẩm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính hiện ra và để lại trong lòng người đọc biết bao nỗi xúc động.

Tên bài thơ được lấy theo tên của bình đoàn Tây Tiến. Đây là nơi mà Quang Dũng đã có thời gian sinh sống và chiến đấu cùng với những người đồng đội của mình. Đa phần trong số họ là những chàng trai đến từ Hà Nội. Khi tham gia chiến đấu ở vùng núi, nơi thiếu thốn đủ thứ về mặt vật chất nhưng họ chẳng bao giờ thiếu thốn về mặt tinh thần. Trong cái gian khổ ấy, hình ảnh người lính hiện lên với sự tinh nghịch, hào hoa đúng với bản chất của những chàng trai đất Hà thành. Nhưng khi vào chiến trận, họ là những người vô cùng gan dạ, kiêu hùng. Quang Dũng đã khéo léo sử dụng bút pháp lãng mạn khi miêu tả về người lính. Ông ca ngợi họ dù phải trải qua những ngày tháng gian khổ và đau thương nhưng vẫn luôn hiện lên đầy đẹp đẽ và hiên ngang. Đó là một khúc ca đầy bi tráng.

ve dep bi trang cua hinh tuong nguoi linh trong bai tho tay tien cua quang dung - Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Chất bi tráng hiện lên một phần là vì bài thơ được đặt trong khung cảnh núi non hùng vĩ của Tây Bắc. Nơi đây vốn được xem là nơi hoang sơ, bí ẩn. Con người sống cùng với thiên nhiên, vừa có sự hòa hợp nhưng lại vừa có sự đối nghịch. Đầu tiên, bài thơ vẽ ra một khung cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống. Sau đó, người chiến sĩ hiện lên giữa khung cảnh ấy. Họ làm chủ thiên nhiên, làm chủ vận mệnh của mình. Hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đình núi được Quang Dũng khắc họa một cách sinh động và dí dỏm là “súng ngửi trời”. Vào con người vào giữa thiên nhiên đối nghịch, Quang Dũng đữa vẽ nên hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến đầy lãng mạn và tinh nghịch.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Những câu tiếp sau của bài thơ, vẻ đẹp của người lính hiện lên đầy chất bi tráng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Chẳng còn là những chàng thanh niên Hà Nội tuấn tú với mái tóc bồng bềnh nữa. Giờ đây, họ đã là chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến. Hình ảnh người lính không mọc tóc trông có vẻ tiều tụy nhưng họ vẫn giữ được cái uy của mình và cụm từ “dữ oai hùm” chính là minh chứng cho điều đó. Đó là sự kết hợp của tâm hồn chàng trai Hà thành và vẻ ngoài của người lính dũng cảm. Hai hình ảnh này bổ sung cho nhau, tương hỗ lẫn nhau để tạo nên một con người thật đẹp.

Với người lính ra trận, khó khăn của địa hình, đồi núi chẳng là gì. Họ còn phải đối mặt với cả cái chết. Thế nhưng khi miêu tả về cái chết, Quang Dũng chỉ đơn thuần nói rằng:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Đó là sự ra đi đầy thanh thản của người lính. Hình ảnh bi tráng ấy cho thấy phẩm chất nghệ sĩ của người lính ngay cả khi họ từ giã cuộc đời này.  Cái chết không làm cho người lính xấu đi mà ngược lại nó khiến họ trở nên đẹp hơn, anh dũng hơn.  Chứng kiến sự ra đi của đồng đội, những người còn sống chẳng những không run sợ mà càng tăng thêm nỗi căm phẫn. Giờ đây, họ chiến đấu thay cho cả đồng đội của mình. Chiến đấu thay cho những người đã ngã xuống ngày hôm qua. Đã ra chiến trận thì chỉ mong chiến thắng trở về, dẫu có hy sinh vì đất nước thì cũng chẳng hề tiếc chi. Quang Dũng đã nhìn cái chết nhẹ nhàng như vậy đấy.

Xem thêm:  Tả con gà trống mà em biết lớp 5

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Để vẽ ra được khúc ca bi tráng ấy, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong xây dựng hình tượng nhân vật. Ngòi bút của ông hướng vào lý tưởng cao cả của người lính, hướng vào sự hy sinh cái tôi để phục vụ cho vận mệnh chung của dân tộc. Bên cạnh đó là giọng thơ hào sảng. Những hình ảnh được khắc họa đầy củ thể và ấn tượng. Cả thiên nhiên và con người đều có sự hùng vĩ, có nét giản dị. Tất cả hòa quyện lại trong những vần thơ bi tráng.

Bài thơ khép lại nhưng vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thì vẫn sống mãi trong lòng người đọc, trong lòng thế hệ sau này. Xin cảm ơn các anh đã xả thân vì dân vì nước. Xin cảm ơn các anh vì nhờ có các anh chúng ta với gìn giữ được độc lập dân tộc như ngày hôm nay.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Soạn bài sự phát triển của từ vững tiếp theo

Post Comment