Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về một thứ đồ dùng – chiếc bút bi.

Thuyết minh về một thứ đồ dùng – chiếc bút bi.

Hướng dẫn

Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó gắn với nhiều người, đặc biệt là học trò. Trong rất nhiều thứ đồ dùng thân thiết, gắn bó với tuổi học trò thì cây bút bi được xem là vật giản dị và thân thuộc nhưng là người bạn không thể thiếu vì sự tiện dụng và hữu ích của nó.

Bút bi (tiếng Pháp: Me), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổbiến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng chobút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.

Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mĩ tên là John Cloud sinh vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Biró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn…) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó. Được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Biró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Biró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về nói tục chửi bậy

Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng kí kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kì. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Mĩ cũng thấy một chiếc bút chì Biró được trưng bày tại Buenos Aires, ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kì, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút. Chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 đôla Mĩ. Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kì cho đến cuối thập niên 1950. Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh và khắp châu Âu. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu Bic, sau đó thương hiệu Hoover và Xerox tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt. Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực bút máy để nạp vào và có hệ thống mực như bút máy.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thểđược tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi… và bất kì nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo – tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút – có giá rẻ và hiệu quả các.

Những năm gần đây, bút bi cũng trởthành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như biro-art.com và biro-art.com. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lí do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ,mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.

Ở nước ta các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, HánSơn được xem là những tên tuổi quen thuộc… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kì như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường, nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức.

Xem thêm:  Nếu em được chứng kiến câu chuyện bán chó của Lão Hạc nói cho ông giáo, em sẽ kể lại như thế nào – Bài tập làm văn số 2 lớp 8

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Cách bảo quản bút rất đơn giản dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn đểbút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thểthay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếuđể bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tâm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi, đặc biệt là với học trò chúng ta.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment