Văn mẫu lớp 12

Suy nghĩ bình luận câu: Trí thức làm ta khiêm tốn. Ngu si làm ta kiêu ngạo

Suy nghĩ bình luận câu: Trí thức làm ta khiêm tốn. Ngu si làm ta kiêu ngạo

Hướng dẫn

Khiêm tốn và kiêu ngạo là hai mặt đối lập về phẩm chất và đạo đức của người tốt và của kẻ xấu trong xã hội. Có thể nói hoặc viết: con người khiêm tốn, đức tính khiêm tốn, kẻ (tên) kiêu ngạo, tính xấu kiêu ngạo.

Tại sao trí thức làm người ta khiêm tốn?

Trí thức là những điều hiểu biết có hệ thống về thiên nhiên, sự vật và xã hội. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc tự đánh giá bản thân, không tự mãn, kiêu ngạo, không tự cho mình là hơn người.

Câu ngạn ngữ Anh đã chỉ rõ: tri thức là nhân tố tạo nên khiêm tốn; con người ta trở nên khiêm tốn là nhờ có tri thức, có hiểu biết. Muốn có tri thức thì phải học, phải tự học không ngùng; học ở trường lóp, học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế cuộc sống. Nhờ học thầy mà ta mở mang trí tuệ, có văn hóa, biết đọc biết viết, có kiến thức tự nhiên và kiến thức xã hội, ta biết trau dồi đạo đức, nhân cách. Người hiếu học thì việc học tập không giới hạn, học không kể đêm ngày, học suốt đời, học trong đời sống xã hội. Vì thế, ông bà cha mẹ luôn luôn nhấc nhở con cháu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn",hoặc: “Có học mới nên khôn".

Nhờ học tập mà có tri thức, có hiểu biết. Và nhờ có tri thức mà ta luôn luôn tự nhắc nhở mình phải khiêm tốn, không được tự kiêu, tự mãn, không được tự cho mình là hơn người. Nhờ tri thức mà ta tự biết trong xã hội còn có rất nhiều người tài giỏi hơn mình; sự hiểu biết của mỗi người chỉ là một giọt nước trong biển cả bao la. Nhà bác học vĩ đại Einstein từng tâm tình với các bạn trẻ gần xa: “Điều mà mỗi chúng ta biết chỉ là một giọt nước; điêu không biết mênh mỏng như đại dương"-, ông còn khuyên mọi người phải coi việc tự học là một điều thích thú, phải học tập không ngừng để làm cho cuộc đời thêm nhiều ý nghĩa.

Xem thêm:  Tả chiếc áo đồng phục mùa đông của em

Khiêm tốn tựa như một máy hãm vô cùng tinh vi, nó giúp chúng ta luôn luôn tự ý thức về mình, để tự kiềm chế mọi hành vi của bản thân mình như cử chỉ, cách nói năng, cách ăn mặc, cách ứng xử sao cho văn minh, lịch sự khi giao tiếp với cộng đồng.

Nhờ học tập, nhờ tri thức được mở mang không ngừng, mà thiếu niên nhi đồng thêm thấm thìa lời Bác Hồ dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Và ta mới thấy rõ, tri thức làm người ta khiêm tốn; người có văn hóa mới biết sống khiêm tốn, mới biết tu dưỡng đạo đức, nhân cách của mình.

Đối lập với khiêm tốn là kiêu ngạo. Ngạn ngữ Anh đã chỉ rõ: “Ngu si làm người ta kiên ngạo".

Vậy, thế nào là ngu si, kiêu ngạo?

-Ngu si có nghĩa là rất kém về khả năng nhận thức và ứng phó. Gần nghĩa với ngu si là ngu dốt, ngu độn, ngu ngốc, ngu xuẩn,…

Kiêu ngạo:tự cho mình là hon người, sinh ra coi thường người khác. Kẻ kiêu ngạo luôn luôn tự đắc, vênh vang, khoe mẽ, tự cho mình là: “nhất thiên hạ", “nhất thế giói", nhìn mọi người bằng nửa con mắt! Kẻ kiêu ngạo không hề biết học tập ai, tự cho mình là tài giỏi nhất, giàu sang nhất. Từ cách ăn nói đến cử chỉ điệu bộ, từ lối sống đến nhân cách đều biểu hiện bao khuyết tật, bao méo mó về tâm hổn, về đạo đức. Cái đáng chê, điều đáng buồn là kẻ kiêu ngạo không bao giờ tự ý thức vé những khuyết tật của nhân cách mình. Ngạn ngữ phương Đông có câu: "Kiêu ngạo là biểu hiện cái ngu dốt của mình"

Xem thêm:  Nghị luận suy nghĩ về bài thơ Khuyên Thanh Niên của Hồ Chí Minh

Kiêu ngạo là nguyên nhân của mọi thất bại. Binh kiêu, tướng kiêu sẽ bị tiêu diệt. Cán bộ, đảns viên mà kiêu ngạo sẽ xa dân, làm hỏng việc, bị dân coi thường, coi khinh. Bất cứ ở địa vị nào, làm việc gì mà kiêu ngạo tất sẽ hư hỏng. Học sinh mà kiêu ngạo nhất định học hành sa sút, lụn bại.

Qua đó, ta càng thấy rõ: kiêu ngạo là một trong những tính xấu làm hư hỏng nhân cách. Và vì ngư dốt, ngu si làm người ta kiêu ngạo. Có không ít kẻ đủ bằng cấp, học hàm, học vị, đi đến đâu cũng kiêu ngạo, kiêu căng, “mục hạ vô nhân" Những kẻ đó, thật ra là vô học, đầu óc trống rỗng, tâm hồn bệnh hoạn, sống tầm thưòng, bị đồng loại coi khinh! Thương thay!

Ngọc có mài mới sáng, dao có mài mới sắc, con người ta cũng vậy, dù sang / hèn, dù địa vị cao / thấp, nhưng ai cũng phải khiêm tốn, không được kiêu ngạo, có thế mới biết sống tử tế, sống có nhân cách văn hóa.

Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt; kiêu ngạo là một tính xấu, cực kì xấu. Kiêu ngạo làm cho người ta "nhỏ bé" lại. Kiêu ngạo là tự đào mồ diệt vong. Trái lại, khiêm tốn làm cho người ta "lớn lên", và phát triển mãi, đã tốt đẹp lại ngày thêm tốt đẹp.

Xây dựng nhàn cách văn hóa, xây dựng con người mới cần quan tâm đến việc tự học, nâng cao sự hiểu biết, để tu dưỡng đức khiêm tốn, gột rửa tính kiêu ngạo.

Xem thêm:  Nghị luận về Đức tính cẩn thận trong cuộc sống

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment