Văn mẫu lớp 10

Soạn bài Tấm cám

Soạn bài tấm cám

Hướng dẫn

Câu 1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

Diễn biến của truyện là diễn biến của những sự việc nổi bật gắn với những biến cố trong cuộc đời Tấm

а. Đầu tiên là việc liên quan đến Chiếc yếm đỏ: Chiếc yếm đỏ là ước mơ nhỏ bé đầu tiên trong cuộc đời Tấm, cũng là phần thưởng mà Tấm xứng đáng được nhận. Thể mà Cám lại dành mất, đó là mâu thuẫn đầu tiên.

b. Con cá bống: Có thể nói, con cá bống là người bạn trị kỉ của Tấm, hàng ngày Tấm cho bống ăn, trò chuyện với bống, thế mà mẹ con Cám lại bắt bống lên làm thịt ăn. Hành động đó đã hủy hoại đi hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời của Tấm, hành động này đã tạo nên một mâu thuẫn về tinh thần.

c. Thử giày: Vì không muốn cho Tấm đi trẩy hội, mẹ con Cám đã trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm ngồi nhặt. Đó là hành động nhẫn tâm, cố tình không cho Tấm hưởng niềm vui, hạnh phúc. Mâu thuẫn đã trào lên đến đỉnh điểm, cần phải được giải quyết.

Mâu thuẫn được giải quyết khi Tấm chết, cái chết của Tấm là lẽ tất yếu, bởi cô gái bẻ nhở không thể thoát khỏi sự tàn nhẫn của kẻ ác. Nhưng cái chết của Tấm không phải là hết mà là để được thay đổi. Cô chết biến thành chim, rồi lại bị giết, cô lại hóa thành cây xoan làm khung cửi, rồi cuối cùng là quả thị. Mẹ con nhà Cám quyết truy đuổi Tấm đến cùng, tìm mọi cách tiêu diệt Tấm. Tấm cũng không chịu để mình phải chết oan ức trong im lặng nên liên tiếp khẳng định sự tồn tại của mình và tấn công kẻ thù, càng về sau càng mạnh mẽ, cương quyết.

Xem thêm:  Vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình tượng người lính Tây tiến

Cuộc xung đột lên đến đỉnh điểm và có hồi kết. Tấm đã giám đứng lên đầu tranh và đòi lại những thứ mình đáng được hưởng.

Câu 2: Tấm chết, linh hồn hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào – khung cửi, rồi cây thị – quả thị. Đấy vốn là những vật rất gần gũi trong cuộc sống của người lao động nơi thôn quê dân dã. Mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng.

a. Chim vàng anh, là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn hậu. Từ khi hóa thân vào con chim, cô Tấm không còn yếu đuôi, bị động như cô Tấm ngày xưa nữa.

b.Lần thứ hai, Tấm hóa thành cây xoan đào với cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm. Bị hủy hoại 1 lẫn nữa, Tấm vẫn quyết tâm tranh đấu với kẻ thù.

c.Lần thứ ba, Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã, quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí. Đó là hóa thân của tấm lòng thơm thảo của Tâm. Tấm sống một cuộc sống giản dị đời thường, nhưng năng động hơn, chủ động hơn trong cuộc sống

Hình như sau mỗi lần hóa thân, hình ảnh Tấm lại có sự trưởng thành vượt bậc. Nàng ý thức được cuộc sống hơn, mạnh mẽ hơn và tinh thần đấu tranh cho lẽ phải cũng trào dâng, quyết đi đến cùng. Quá trình hóa thân của Tấm là sự thể hiện một sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện. Đó là quan niệm, đồng thời cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động bao đời nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về tình bạn - Văn mẫu lớp 10

Câu 3: Hành động trả thù của Tấm đối với Cám

Hành động trả thù của Tấm dành cho Cám có phần hơi quá, nhưng suy xét lại nguyên nhân cũng là do Tấm bị chà đạp hết lần này đến lần khác. Sau mỗi lần bị chà đạp, con người ấy lại mạnh mẽ, quyết tâm mãnh liệt hơn

Hành động trả thù của Tấm là mơ ước lớn nhất của người dân lao động. Cái ác phải bị tiêu diệt và phải biến mất vĩnh viễn trong cuộc sống của con người. Để có hạnh phúc lâu bền, cái thiện phải đứng lên đấu tranh chống lại cái ác.

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện

Bản chất và mâu thuẫn trong truyện là mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền, quan hệ dì ghẻ – con chồng, chị em cùng cha khác mẹ. Nguyên nhân của xung đột là sự mâu thuẫn về quyền lợi vật chất là tinh thần trong cuộc sống thường ngày.

Sự xung đột này không chỉ bó gọn trong gia đình mà vượt ra ngoài xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người lao động và người bốc lột, giữa thật thà và gian trá. Tấm đại diện cho cái Thiện, mẹ con Cám đại diện cho cái Ác.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Post Comment