Văn mẫu lớp 9

Soạn bài đối thoại, đọc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài đối thoại, đọc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Hướng dẫn

A. YÊU CẦU

-HS hiểu được: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

Đối thoại là hình thức đôi đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, mỗi lượt thoại thường thể hiện bằng một gạch đầu dòng.

Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, nếu người độc thoại nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng, nếu độc thoại nội tâm thì không dùng gạch đầu dòng.

– Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi học cũng như khi viết văn tự sự.

B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I – Phần bài học

TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Bài tập 1. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (SGK, tr. 176).

Bài tập 2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi (a, b, c, d – SGK, tr. 177):

Gợi ý

a)Trong ba câu đầu của đoạn trích có hai gạch đầu dòng, có một dấu hai chấm, một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than cho những lời thoại. Đó là dấu hiệu cho thấy có cuộc trò chuyện, trao dổi qua lại, trong đó ít nhất có hai người tản cư nói với nhau.

Xem thêm:  Bài 6 - Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

b)Câu "Hà, nắng gớm, về nào…” là câu ông Hai nói một mình, không nói với ai. Đó là câu độc thoại, không phải là câu đối thoại (bởi vì nội dung câu nói của ông chẳng ăn nhập gì với nội dung những câu mọi người đang trao đổi). Ồng Hai nói câu này là chỉ nhằm “lẳng lờ” câu chuyện của nhừng người tản cư đang bàn luận.

Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! ”.

c)Những câu: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” là lời ông Hai tự nói với mình, đúng hơn là tự hỏi mình. Đó là những câu độc thoại nội tâm.

d)Qua những câu đối thoại của những người tản cư, tác giả đã thể hiện được tình huống của truyện, tạo được không khí cho truyện. Những câu đối thoại thể hiện đươc thái độ căm ghét cao độ của ngươi dân kháng chiến với những kẻ đầu hàng giặc, thể hiện được lòng yêu nước, quyết tâm kháng chiến của họ.

Những câu độc thoại và độc thoại nội tâm của ông Hai thể hiện tâm trạng bất ngơ, đau đớn, xâu hổ của một người dân yêu nước, yêu quê hương khi nghe tin làng mình làm “Việt gian”. Tính cách ông Hai hiện lên sinh động không cần qua miêu tả của người kể chuyện.

Xem thêm:  Soạn bài Bến quê

II – Phần luyện tập

Bài tập 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây: (SGK tr. 178).

Gợi ý

Tác dụng của hình thức đối thoại giữa hai vợ chồng ông Hai thể hiện được tâm trạng của hai người:

-Lời nói ngập ngừng của bà Hai khi định nói cho chồng biết tin làng mình làm Việt gian (“- Tôi thấy người tu dồn…”) đã thể hiện được sự lo lắng và cũng sợ bà chủ nhà nghe thấy tin này.

-Ông Hai không muốn đáp lại và khi đáp lại thì cụt lũn, cáu gắt thể hiện tâm trạng chán chường, đau khổ, thất vọng của ông khi nghe tin làng mình theo Tây.

Bài tập 2. Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài lự chọn, trong dó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Gợi ý

Khi chọn chuyện dể viết đoạn văn, em cần chú ý câu chuyện phải có các nhân vật đối đáp với nhau, có cả những câu nói thể hiện tâm trạng của nhân vật nào dó tự nói với mình, không nói với ai.

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Soạn bài tổng kết về ngữ pháp tiếp theo lớp 9

Post Comment