Văn mẫu lớp 9

Soạn bài các thành phần biệt lập

Soạn bài các thành phần biệt lập

Hướng dẫn

A.YÊU CẦU

-Các em cần nhận diện được các thành phần biệt lập tình thái và cảm thán của câu. Phải hiểu rằng: thành phần biệt lập không trực tiếp nói lên sự việc mà chỉ để nói lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Nó không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu.

-Nắm được công dụng của thành phần biệt lập tình thái (dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu), của thành phần biệt lập cảm thán (dùng để bộc lộ tâm lí của người nói).

-Vận dụng để đặt câu có thành phần biệt lập này.

B.GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I – Phần bài học

THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi.

a)Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b)Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Câu hỏi 1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

Gợi ý

Chắc (câu a), có lẽ (câu b) là nhận định của người nói đối với sự việc được nói ưong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.

Câu hỏi 2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Xem thêm:  Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Gợi ý

Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. Các từ ngữ in đậm này chỉ có tác dụng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

THÀNH PHẦN CẢM THÁN

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.

a)Ô, sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân, Làng)

b)- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu hỏi 1. Các từ ngữ in đậm ưong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

Gợi ý

Các từ ngữ ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

Câu hỏi 2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

Gợi ý

Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những từ ngữ này. Chính nhờ những phần câu tiếp theo sau các từ ngữ đó (sao mà độ ấy vui thế, chi còn có năm phút) giải thích cho người nghe biết lí do tại sao người nói cảm thán.

Câu hỏi 3. Các từ ngừ in đậm được dùng để làm gì?

Gợi ý

Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng mình, bày tỏ tâm lí của người nói (ồ: vui vẻ, trời ơi: lo lắng, tiếc nuối).

II – Phần luyện tập

Bài tập 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán ương những câu sau đây (a, b, c, d – SGK tập 2, tr. 19).

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du - Văn mẫu lớp 10

Gợi ý

Các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán ở câu:

a) có lẽ (thành phần tình thái) b) chao ôi (thành phần cảm thán)

c)hình như (thành phần tình thái) d) chà nhẽ (thành phần tình thái)

Bài tập 2. Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, cỏ lẽ, chắc hẳn, hình như, cỏ vẻ như. (Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xốp ngang hàng nhau)

Gợi ý

Các từ được sắp xếp lăng dần theo mức độ tin cậy: dường như (thường dùng trong văn viết) – hình như / có vẻ như (thường dùng trong văn nói) – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.

Bài tập 3. Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?

Với lòng mong nhớ cua anh,

(1) chắc

(2) hình như

(3) chắc chắn

anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Gợi ý

Theo thứ tự của độ tin cậy thì (3) là cao nhất, (2) là thấp nhất. Chắc (1) có độ tin cậy cao hơn hình như (2), nhưng lại thấp hơn chắc chắn (3). Vì thế việc chọn từ chắc cho thấy tác giả cũng chỉ dự đoán theo lô gíc cuộc sống mà thôi. Hơn nữa, dùng từ chắc đổ biểu hiện một cách chân thực suy nghĩ, tình cảm của ông Sáu, một người cha từng trải. Với lòng mong nhớ của mình, ông Sáu chỉ có thể cho phép mình nghĩ như thế. Xa con từ lúc bé Thu còn nhỏ, lại đã lâu ngày, ông Sáu không thể chắc chân con mình sõ nhận ra và vồ vập mình ngay. Còn hình như thì lại là một phán đoán không chắc chắn, có thổ dùng cho người ngoài cuộc chứ không thể là ông Sáu.

Xem thêm:  Tả người cha kính yêu của em - Văn mẫu lớp 5

Bài tập 4. Học sinh tự giải.

Post Comment