Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Bài làm

Nhà văn Kim Lân là một người mộc mạc và giản dị. Những truyện ngắn của ông cũng vậy. Truyện của ông đi sâu vào lòng người bởi chính những cái dung dị mà chan chứa tình người. Tác phẩm Vợ nhặt chính là một minh chứng cho điều đó. Tác phẩm của ông đã tái hiện lại cuộc sống của những người nông dân trong nạn đói năm 1945. Họ đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc nhưng trong cái bế tắc ấy, họ vẫn nhìn thấy tương lai tươi sáng ở phía trước.

Thông qua các bài học lịch sử, chúng ta biết rằng năm 1945, nạn đói làm cho hơn 2 triệu người dân miền Bắc chết vì đói. Thây chết đầy trên đường. Mùi thây ma khiến người ta thấy rợn người. Giữa lúc ấy, nghĩ đến chuyện lập gia đình là điều không tưởng. Bởi mỗi ngày, người ta chỉ có thể lo đến chuyện lấy gì để ăn. Thế nhưng truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mặc dù viết về nạn đói nhưng ông không viết đến cái chết mà lại viết về tình người. Tình người giữa cái đói khổ, đó là thứ tình cảm thật cao đẹp.

phan tich tac pham vo nhat - Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt 

Cái nhan đề Vợ nhặt khiến người đọc cảm thấy lạ lẫm. Trước nay lấy vợ, người ta phải có tình cảm với nhau là trước hết. Và muốn lấy được vợ thì cũng phải có cưới xin đàng hoàng. Vậy mà ở đây, nhân vật Tràng trong truyện lại nhặt được một cô vợ ở ngoài đường về. Chẳng cưới hỏi, cứ thế mà thành vợ thành chồng.

Xem thêm:  Phân tích Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn của Ta - go

Tràng xuất hiện trong câu chuyện là một người có ngoại hình xấu xí nhưng đằng sau cái vẻ xấu xí ấy là một người tính tình thật thà, yêu trẻ. Hàng ngày, anh đi đẩy xe bò để kiếm tiền ăn cho qua ngày. Mẹ của Tràng là bà cụ Tứ, một người phụ nữ tuổi đã cao, sức khỏe yếu, mắt không còn tinh anh. Họ sống trong một cái xóm ngụ cư nghèo. Cuộc sống mưu sinh cực khổ, không ai nghĩ đến chuyện một ngày Tràng sẽ lấy được vợ.

Ấy vậy mà một ngày kia Tràng có vợ. Đây chính là tình tiết gay cấn của câu truyện. Người đọc sẽ không hiểu lấy vợ rồi Tràng sẽ làm gì để ăn. Tràng lúc đầu cũng sợ hãi. Bà cụ Tứ cũng sợ hãi lo cho con. Nhưng rồi sau tất cả, họ đều nhìn đến những điều tươi đẹp phía trước. Bà cụ Tứ nấu một nồi cháo cám cho cả nhà ăn vào buổi sáng đầu tiên sau khi Tràng lấy vợ. Vừa ăn vừa suýt xoa khen ngon. Khối người còn không có cháo cám mà ăn.

Tràng lấy vợ đã làm mọi thứ thay đổi. Không phải là sự thay đổi tiêu cực mà là sự thay đổi tích cực. Tràng đã bắt đầu biết nghĩ nhiều hơn cho gia đình. Bà cụ Tứ cũng cảm thấy trong lòng vui vui vì con trai đã lấy được vợ. Thị thì cần một chỗ dựa, có chồng cũng mang lại cho Thị những cảm xúc nhất định. Tình người đến với nhau trong những ngày khốn khó của cuộc đời. Họ bao bọc cho nhau, che chở cho nhau để cùng nhau vượt qua cái đói. Đó chính là giá trị hiện thực của tác phẩm

Xem thêm:  Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Khai thác tâm lý nhân vật, Kim Lân cho người đọc thấy rằng con người dù sống ở thời đại nào cũng vậy, luôn cần có tình yêu để vượt lên trên tất cả. Có tình yêu, người ta sẽ nhìn cuộc đời một cách tích cực hơn.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng ở kết truyện thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đó là ngọn cờ của thắng lợi, ngọn cờ của sự tự do. Trong cái đói nghèo, con người ta vẫn vươn lên để hướng về tương lai tươi sáng ở phía trước. Không phải ai cũng có đủ sự lạc quan như Tràng, như bà cụ Tứ. Nhưng sự lạc quan ấy chắc chắn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Nếu như trong cuộc sống hiện tại, nếu ai bảo cháo cám ngon chắc chúng ta sẽ bật cười. Nhưng ở thời của Tràng, của bà cụ Tứ thì quả thật, đó là cái nhìn tích cực. Điều đó khiến cho người đọc cảm động đến rơi nước mắt. Kim Lân đã rất thành công ở những chi tiết đơn giản như vậy.

Tố cáo xã hội và khẳng định giá trị của con người, đó là những gì mà chúng ta cảm nhận được sau khi đọc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Post Comment