Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

Phân tích tác phẩm Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

1. Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ thơ đều có bốn dòng bảy chữ, diễn tả những diễn biến tâm trạng của nhà thơ vào thời điểm quan trọng trong cuộc đời cách mạng của ông. Có thể hình dung mạch cảm xúc đó như sau: vui sướng -> nhận thức mới về lẽ sống -> sự chuyển biến trong tình cảm.

a) Khổ thơ đầu diễn tả sự vui sướng của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim,…

“Từ ấy” là từ thời điểm nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng. Nhà thơ diễn tả sự thay đổi, sự bừng sáng trong tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” bằng hàng loạt hình ảnh có tính ẩn dụ (mặt trời chân lí, vườn hoa lá). Lí tưởng cộng sản như ánh mặt trời chiếu rọi, xua tan những u ám, nỗi buồn đau – những tư tưởng tiểu tư sản còn non nớt trong nhận thức của những thanh niên có nhiệt huyết yêu nước nhưng chưa tìm được hướng đi trong cuộc đời; báo hiệu những điều tốt lành mà nhà thơ không chỉ nhận thức được bằng lí trí mà còn cảm nhận được bằng trái tim:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.

Hai câu sau, với bút pháp trữ tình lãng mạn, nhà thơ diễn tả niềm vui sướng tột cùng, sự say mê mãnh liệt trong tâm hồn: Lí tưởng của Đảng như có phép nhiệm màu làm sôngs lại, làm xanh tươi như những tâm hồn. Thế giới ấy rộn rã tiếng chim ca và như đang đơn hoa kết trái:

Xem thêm:  Bài viết về chủ đề Những chủ nhân tương lai

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hơn và rộn tiếng chim…

Từ phút ấy, tâm hồn nhà thơ tràn trề niềm vui sống, lẽ yêu đời để hoạt động cách mạng, để sáng tác thơ ca. Lí tưởng cách mạng đã đem lại cho cuộc đời Tố Hữu một ý nghĩa vô cùng lớn lao và mới mẻ, đồng thời cũng khai sinh cho cuộc đời một hồn thơ. Sau này nhớ lại, ông viết: “Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê – nin soi rọi vào tâm hồn tươi trẻ của mình”.

b) Khổ thơ thứ hai thể hiện nhận thức mới về lẽ sống:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Đề hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Sau những giây phút tâm hồn như được thăng hoa, như được chắp cánh, nhà thơ chân thành bộc bạch sự trưởng thành về nhận thức của mình: lí tưởng của Đảng hấp dẫn tuổi trẻ, giúp họ tin vào một ngày mai tươi sáng để có thể thực hiện được trên chính mảnh đất quê hương. Từ đây, lẽ sống là sự gắn bó giữa “cái tôi” cá nhân nhà thơ với “mọi người”, với “trăm nơi”, với “bao hồn khổ”. Việc sử dụng những từ ngữ có tính ngoa dụ (nói quá) như “buộc” (gắn bó), “trang trải” (quan tâm, chia sẻ) nhằm biểu đạt một quyết tâm mới, một sự tự nguyện vượt lên chính mình để xứng đáng là một đảng viên cộng sản trẻ tuổi, là một người trong muôn người, đồng cảm sâu xa với những người còn chịu nhiều đau khổ. Cũng như một số bài thơ trong phần “Máu lửa” từ tập Từ ấy, Tố Hữu hướng tình cảm, sự quan tâm đến “bao hồn khổ” – những em bé đi ở, chị vú em, ông lão, em bé bán rong,… để hòa mình vào môi trường rộng lớn thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp cần lao, giải phóng dân tộc mà Đảng đã giác ngộ cho nhà thơ, để nhân lên sức mạnh của mỗi người cũng như của “khối đời”.

Xem thêm:  Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).

c) Khổ thơ cuối bộc lộ sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của giai cấp của người cộng sản trẻ tuổi:

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Trước khi gia nhập Đảng, Tố Hữu là một thanh niên học sinh yêu nước. Được lí tưởng của Đảng soi rọi, nhận thức về lẽ sống của người thanh niên có sự thay đổi có tính bước ngoặt: từ “cái tôi” cá nhân tiểu tư sản học sinh đã có sự giao hòa vào “cái ta” chung, hơn thế nữa, hòa đồng với “bao hồn khổ”; từ nhận thức về lẽ sống, ông có sự chuyển biến tình cảm: nhà thơ xác định mình là một thành viên của “vạn nhà”. Sử dụng điệp từ là kết hợp với các từ con, em, anh, (là con, là em, là anh), sau đó với sự có mặt của hàng loạt từ chỉ số lượng nhiều vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu,… nhà thơ muốn bộc lộ một tình cảm ruột thịt, một sự thâm nhập sâu sắc với quần chúng lao khổ (vạn kiếp phôi pha). Vì tình cảm với những “kiếp phôi pha”,với những con người “không áo cơm” ấy mà nhà thơ làm cách mạng và làm thơ.

2. Có thể nói Từ ấy như là lời tuyên thệ dưới cờ Đảng của một chiến sĩ cách mạng và là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ cách mạng. Từ ấy là một bài trong hàng trăm bài thơ tạo nên sự nghiệp thơ phong phú của Tố Hữu nhưng nó có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. Từ ấy là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu, đặc biệt cho thơ ông ở giai đoạn đầu của một hành trình thơ hơn nửa thế  kỉ. những đặc điểm bản chất nhất của thơ Tố Hữu đã được định vị ở bài này:

Xem thêm:  Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.

– Về quan điểm sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, nói lên tình cảm, nguyện vọng, hạnh phúc, tương lai của họ.

– Về phương thức biểu hiện: dùng thể thơ thất ngôn (bảy chữ); sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu; bút pháp trữ tình lãng mạn – cách mạng.

Sau này nhớ lại thuở “Từ ấy”, Tố Hữu viết: “Từ ấy là tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, did theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”. Từ ấy không chỉ là tình cảm của riêng Tố Hữu với Đảng mà là tâm trạng của một thế hệ thanh niên cách mạng được Đảng giác ngộ và dùi dắt để gánh vác sự nghiệp giải phóng dân tộc những năm đất nước còn dưới ách thực dân phong kiến.

Post Comment