Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Một thời đại trong thi ca

Phân tích tác phẩm Một thời đại trong thi ca – Gợi ý

1. Đặc điểm về nội dung

Đây là một bài nghiên cứu phê bình văn học, do đó, cần quan tâm tới hai khía cạnh vốn liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau mà tôn tạo cho nhau. Trước tiên là tính khoa học của bài viết thể hiện qua hệ thống luận điểm mới mẻ, cách lập luận chặt chẽ, cách dẫn dắt triển khai hệ thống luận điểm rành mạch, hợp lí. Tiếp đó là tính nghệ thuật của bài viết thể hiện qua mạch cảm xúc đầy chất thơ của tác giả, qua hệ thống các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khơi dậy, để đánh thức sự đồng cảm, đồng tình của độc giả trước các giá trị thẩm mĩ mà nhà thơ mới mang lại.

Mặt khác, bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca nói chung, đoạn trích này nói riêng không chỉ có giá trị văn chương mà còn có ý nghĩa thời sự và giá trị xã hội. Trong thời điểm mà ở đó mọi bức xúc của xã hội đều được dồn nén tới mức cao nhất bởi “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi”, lúc mà “tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”, thì Một thời đại trong thi ca lên tiếng đưa độc giả trở lại với sự nhận thức mới, ở đó tác giả đòi mọi người phải nhìn vào chính mình để cùng giải quyết vấn đề “chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”. Điều cần nhấn mạnh ở đây là khi đề cập đến thơ mới, khi đi vào phân tích thơ mới, tác giả luôn chú ý tới đặc điểm tâm lí xã hội của thời đại mà thơ mới vươn mình trỗi dậy. Như vậy, thơ mới không phải là sáng tạo của một người hoặc của một nhóm người, mà thơ mới là sản phẩm tất yếu của một thời đại, ở đó thời đại đòi hỏi phải chuyển mình, phải thay đổi, phải có tiếng nói riêng, phải có cách nói, cách thức diễn đạt riêng. Có như vậy, thơ mới mới trở thành “Một thời đại trong thi ca” của dân tộc.

2. Đặc điểm về nghệ thuậta, Kết cấu đoạn trích

Đoạn trích tập trung vào một vấn đề then chốt : “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn : tinh thần thơ nới”. Nhưng ở đây có hai vấn đề cần giải quyết, đó là thơ mới là gì ? và tinh thần thơ mới là gì ?

Xem thêm:  Nêu quan điểm của em về tình bạn – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Sau câu định hướng, đặt vấn đề này, tác giả đưa ra các dẫn chứng lấy từ thơ mới và thơ cũ, tác giả đưa ra câu thơ của Xuân Diệu :

Người giai nhân : bến đợi dưới cây già ;
Tình du khách : thuyền qua không buộc chặt.

để so sánh với câu thơ của “một nhà thơ cũ”, câu thơ mà nếu tác giả không cho biết đó là của “một nhà thơ cũ” thì chắc có nhiều người sẽ nhầm đó là thơ mới :

Ô hay ! Cảnh cũng ưa người nhỉ !
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ ?

Đưa ra sự so sánh này, tác giả cho thấy ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải dễ dàng nhận diện.

Để nhận định về thơ mới, Hoài Thanh yêu cầu : chỉ căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở (muốn hiểu hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sách bài hay với bài hay vậy) ; chỉ dựa vào đại thể, tổng thể mà không dựa vào tiểu tiết (Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể). Đây là cách xác lập cách thức tiếp cận vấn đề.

Tiếp đó, tác giả xác định : “Cứ đại thể thì tất cả tinh hồn thời xưa – hay thơ cũ và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta”. Theo tác giả, tinh thần thơ cũ tập trung trong chữ ta, tinh thần thơ mới hiện hình trong chữ tôi. Nội dung chữ ta gắn bó với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể,là cái chung, nơi đó che chở và ẩn giấu các cá nhân, thể hiện qua các “đoàn thể” : lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình”. Còn bản chất của “cái tôi” chính là ý thức về cái cá nhân, về vai trò của cá nhân, về cái riêng tư không hòa lẫn trong đời sống xã hội. Tác giả chỉ rõ : “Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi”. Nhưng tại cái thời điểm “bây giờ” ấy, chữ tôi sa vào bi kịch, “cái tôi” phải chấp nhận tấn bi kịch mà “Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá !”.

Trật tự lập luận để đi tới định nghĩa về thơ mới được xác lập theo trật tự từ xa đến gần; từ rộng đến hẹp, từ ngoài vào trong, từ khái quát cô đúc đến cụ thể dễ dàng nhận ra, từ các biểu hiện qua sự tồn tại gắn liền với một không gian cho tới các hình thức diễn biến theo chiều thời gian trong tiến trình lịch sử. Cách lập luận đó tạo cơ sở cho việc thiết lập tính lôgíc nội tại, đảm bảo cho mạch phân tích diễn ra liên tục mà vẫn hợp lí và sáng tỏ.

Xem thêm:  Anh/chị hãy nêu một số đặc điểm nghệ thuật trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Cũng cần lưu ý về ý nghĩa của “cái tôi” và “cái ta”. Thực ra, trong mỗi con người đều luôn có cả “cái tôi” lẫn “cái ta”. Trong thơ mới không còn “cái tôi” ngang tàng của Lí Thái Bạch nữa, cũng không còn cái cười cợt nhạo báng của Nguyễn Công Trứ trước cảnh bần hàn mà các nhà thơ mới bị đặt sâu, bị cột chặt vào thời đại mà ở đó luôn có :

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ.

Dẫn tới những nhà thơ mới bị rơi vào cảnh : “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Tại đó, :Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta”. Tấn bi kịch thời đại đang vây chặt họ, buộc họ phải đi tìm lối thoát cho riêng mình. Trước hết, họ không thể ảo tưởng được nữa, bởi “động tiên đã khép”, họ đi vào sáng tạo thơ ca bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Họ tập trung sáng tạo một nền thơ ca mới, họ góp sức mình để tạo ra tiếng nói chung, để tạo ra thơ mới. Con đường mà họ chọn cũng rất đáng trân trọng, bởi các nhà thơ mới đã nhận thức ra một trân lí : “Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt”. Cho nên các nhà thơ mới “yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Bởi vì “Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua”. Cho nên, “Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”.

Xem thêm:  Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra

Tình yêu quê hương của các nhà thơ mới cũng chính là lòng yêu nước và do đó, để thể hiện lòng yêu nước của mình, các nhà thơ mới chọn con đường sáng tạo để trân trọng giữ gìn tiếng nói cha ông , để viết tiếp truyền thống thơ ca của dân tộc. Từ đó, chữ tôi trong thơ mới không phải là sự lẩn tránh hiện thực đấu tranh chống ách nô lệ đang diễn ra sôi nổi trong thời đại ấy mà là một cách tìm đường nhằm thoát ra khỏi sự bế tắc của thời cuộc theo cách riêng của các nhà tri thức, của những người mang trong mình dòng máu văn nghệ sĩ

b, Ngôn ngữ nghệ thuật

Để tái hiện cuộc chạy trốn vào ý thức cá nhân, ẩn mình vào đằng sau “cái tôi” của các nhà thơ mới, để chỉ ra sự trỗi dậy của “cái tôi” nơi phong trào Thơ mới xuất hiện, tác giả sử dụng các hình thức lập luận chặt chẽ, đặc biệt khi dẫn dắt, tác giả không dùng các lập luận thuần lí, mà dùng các lập luận thuần tình để dẫn dắt các luận điểm, luận chứng. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ của đời sống bình thường mà không dùng các khái niệm trừu tượng, đầy chất tư biện, mang tính thuần túy khoa học mà chủ yếu dùng các cảm xúc, ấn tượng tinh tế, thuần túy văn chương mang tính nghệ thuật cao và có giá trị biểu cảm lớn để thuyết phục người đọc, để chứng minh cho các luận điểm của mình. Giọng văn mang tính đối thoại, giãi bày.

Post Comment