Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Đề bài: Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Bài làm

Vũ Trọng Phụng được người đọc biết đến là ông vua phóng sự đất Bắc kì. Ông có nhiều tác phẩm hay và đặc sắc. Cái đặc biệt trong ngòi bút của ông là lối viết châm biếm. Đọc văn của Vũ Trọng Phụng, người đọc có thể cười nhưng là cái cười ra nước mắt. Tiêu biểu cho sáng tác của ông là tiểu thuyết Số đỏ. Cuốn tiểu thuyết này được chia làm nhiều chương với những câu chuyện xoay quanh nhân vật Xuân tóc đỏ. Chương XV của tiểu thuyết với tên gọi Hạnh phúc của một tang gia được xem là chương truyện rất độc đáo. Độc đáo ở ngay từ tiêu đề của nó.

Xưa nay hễ nói đến tang gia là chúng ta nghĩ đến cảnh buồn đau, mất mát. Là sự tiếc thương của người sống dành cho người đã khuất. Ngay cả với sự ra đi của những người lớn tuổi trong nhà mà ai cũng biết chắc ngày đó sẽ đến nhưng khi nó đến thì ai cũng đều đau xót. Nhưng ở đây, Vũ Trọng Phụng lại đề cập tới một tang gia hạnh phúc. Hẳn là đám tang này phải khác người lắm. Sự ra đi của cụ tổ có lẽ là điều mà ai nấy đều mong đợi nên họ mới vui mừng đến như vậy. Mỗi người trong gia đình cụ cố Hồng đều có cho mình niềm vui riêng. Cụ cố Hồng thì nghĩ đến cảnh được người ta suýt xoa khen “già”. Ông phán mọc sừng thì hạnh phúc khi nghĩ đến khoản tiền đền bù vì bị vợ cắm sừng. Ông Văn Minh thì thích thú với cái chúc thư sẽ được thực thi. Bà Văn Minh thì mong đợi để được lăng xê mẫu đồ tang âu hóa. Với cậu Tú Tân, đây là dịp để cậu trổ tài nhiếp ảnh. Cô Tuyết lại được dịp khoe tấm thân đằng sau bộ đồ tang mỏng. Và xem ra, niềm hạnh phúc ấy chẳng có gì để mà giấu giếm. Họ cứ thế mà phô ra cho cả thiên hạ cùng nhìn rõ niềm hạnh phúc của mình.

Xem thêm:  Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

phan tich tac pham hanh phuc cua mot tang gia - Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia 

Chính cái mâu thuẫn ấy khiến cho người đọc bị cuốn hút vào chương truyện. Lối viết trào phúng của Nguyễn Tuân được thể hiện ngay từ nhan đề. Sau đó là đến suy nghĩ của từng nhân vật về cái chết của cụ tổ. Chính vì cái chết của cụ tổ làm thỏa mãn những con người ấy nên cả chương chẳng có lấy một nỗi buồn đau xót thương cho người đã khuất. Nếu có nước mắt, đó cũng là những giọt nước mắt rất kịch. Khóc để cho người ta nhìn vào mà thôi. Thậm chí, cháu nội của cụ tổ là ông Văn Minh còn thầm cảm ơn Xuân tóc đỏ vì đã vô tình gây nên cái chết cho ông nội mình.

Cảnh đám tang hiện lên ở những câu văn tiếp theo cho thấy rõ lối sống đua đòi văn minh rởm của những kẻ nửa tây nửa ta. Chúng học theo cái lối âu hóa nhưng không đến nơi đến chốn. Chúng tổ chức đám ma linh đình theo cả lối tây, ta, tàu. Những người đến dự đám ma thì giống như đi hội chợ. Ai cũng muốn để cho mình được nổi bật, được dịp để khoe mẽ với bàn dân thiên hạ. Những tiếng kèn ta, kèn tàu làm huyên náo cả thanh phố. Giọng điệu châm biếm của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện ở màn trình diễn mốt đồ tang xô gai. Cô Tuyết thì mặc bộ đồ Ngây thơ để cho cả thiên hạ biết là cô chưa đánh mất chữ trinh. Những con người đến đây cốt sao thể hiện mình. Họ là những kẻ háo danh, trọng hình thức đến mức kì quặc.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều tối để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh

Chẳng riêng gì người nhà của cụ tổ mà những người đến dự đám tang cũng chỉ để khoe mẽ. Bạn của cụ cố Hồng đeo trên người một đóng huân huy chương. Đám gia thanh gái lịch thì làm ra vẻ đau xót, buồn rầu nhưng họ vừa đi đưa tang vừa chim chuột nhau, vừa bình luận về cơ thể người phụ nữ. Đọc về những nhân vật trong truyện, ta như thấy phảng phất bóng hình của những con người ở ngoài đời thực.

Xuân tóc đỏ, tác giả của đám tang thì xuất hiện giữa lúc đám tang đang di chuyển. Hắn thể hiện đúng cái bản chất là một kẻ láu lỉnh và tinh quái. Hắn biết ai đang cần gì và đáp ứng đúng như họ mong muốn. Cái hành động vội nắm tay cho khỏi có người nom thấy khi ông Phán dúi vào tay hắn một cái giấy bạc năm đồng gấp tư chính là đỉnh điểm của màn hài kịch. Quả là những kẻ vô liêm sỉ.

Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, chúng ta thấy được ngòi bút châm biếm tài tình của Vũ Trọng Phụng. Ông cùng với tác phẩm của mình đã để lại nhiều dấu ấn cho văn học Việt Nam.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Mình về mình có nhớ ta…. nói…

Post Comment