Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

1. Kết cấu bài thơ

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có ba khổ thơ, mỗi khổ là một cảnh sắc, một tâm tình ngỡ như không có liên hệ gì với nhau nhưng thực ra vẫn có chỗ liền nhau. Đó là trạng thái xúc cảm – một dòng chảu gồm những đứt – nối của lòng yêu cuộc sống đến khắc khoải. Đây cũng chính là nét độc đáo của bài thơ này.

– Khổ 1: Cảnh hàng cau, vườn thôn Vĩ dưới ánh nắng ban mai đẹp tinh khôi. Ẩn trong cảnh là nỗi ước ao, niềm đắm say của nhân vật trữ tình.

– Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo. Nhân vật trữ tinhd dường như mong ngóng, lo âu.

– Khổ 3: Cảnh trong mộng. Cảm xúc của nhân vật trữ tình là hoài nghi, mơ mộng.

2. Phân tích từng khổ thơ

a) Khổ thơ thứ nhất

Mở đầu bài thơ là câu hỏi "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Lời thơ khơi dòng thi tứ là một câu hỏi trong tâm tưởng của nhà thơ như muốn khẳng định lời thăm hỏi của người thôn Vĩ – người ông vẫn thầm yêu trộm nhớ – không phải trong mơ mà là có thật; và như thế, thi sĩ như phân thân để nói với mình về Cúc: "Em bảo anh sao không về thôn Vĩ ư?", "Sao mình lại không về thôn Vĩ nhỉ?"…. Câu thơ như một lời gió thoảng, nhỏ nhẹ, êm ru và ngọt ngào kiểu Huế. Tấm bưu ảnh và những dòng chữ do chính Hoàng Cúc viết đến với nhà thơ lúc bệnh tật, cô đơn như liều "thần dược". Bỗng chốc sinh lực như được hồi sinh, đất trời mở ra tràn đầy sức sống, những hình ảnh về thôn Vĩ ngày xưa, thời Hàn Mặc Tử còn là cậu học trò Trường Pe-lơ-ranh ở Huế, cùng lúc hiện về, tươi rói, đẹp tinh khôi:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Cảnh thôn Vĩ chỉ còn như vậy, ít nét, mơ hồ, không xác định bởi vì đó là cảnh trong cõi nhớ là những ấn tượng được lưu giữ ở miền kí ức. Nói đến hàng cau vì hàng cau cao đón được nắng mới lên sớm nhất. Nhớ hàng cau bở nhớ cái sắc nắng trong khoảnh khắc hàng cau đón những tia nắng ban mai tinh khiết mà rực rỡ ấy. Cảnh trí vườn tược nhập nhòa đường nét, chỉ còn lại một ấn tượng về màu xanh mướt mát – xanh như ngọc. Cái mướt của vườn đáng nhớ có lẽ vì cái sắc nắng của hàng cau rọi xuống. Rồi không rõ vì sao từ trong kí ức lại trở về một bức chân dung đẹp rất đậm chất Á Đông: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền"….

Xem thêm:  Phân tích các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đọc khổ thơ này – khổ thơ vui nhất của bài – nhiều người nghĩ rằng có thể tình cảm đặc việt của chàng thi sĩ họ Hàn dành cho cô gái Huế có tên Hoàng Thị Kim Cúc những năm xưa vẫn ấp ủ, giấu kín trong lòng nay bỗng được đánh thức. Vì thế nên cảnh mới đẹp, mới trong, mới rạng ngời như tình yêu mới chớm mở ở thủa ban đầu lưu luyến ấy. mà cảnh là ẩn tình – là nỗi ước ao được sống, được yêu say đắm mãnh liệt.

b) Khổ thơ thứ hai

Bốn câu thơ ở khổ thơ này chẳng có liên hệ gì với bốn câu trên, chẳng còn hàng cau với "nắng mới lên", chẳng còn "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc", cũng chẳng còn "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" nữa. Niềm yêu rạo rực, ngắn ngủi trước vẻ đẹp của tình người, của cảnh đời bỗng vụt tắt. Ấy là vì thi sĩ chợt tỉnh mộng yêu, đối diện với sự thật hiện hữu: giữa thân phận mình với người thôn Vĩ kia là một hố sâu ngăn cách – sự ngăn cách còn đáng sợ hơn nhiều nỗi xa cách về không gian. Đó là chứng bệnh nan y như một bản án tử hình chờ ngày hành quyết. Thi tứ Hàn Mặc Tử lại vụt bay đến cõi đau thương đối lập:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước đìu hiu, hoa bắp lay.

Do trực cảm về sự chia lìa đôi ngả giữa nhà thơ với người thân, với người trong mộng, với cuộc đời rồi sẽ như "Gió theo lối gió, mây đường mây" nên trước mắt nhà thơ, "nắng hàng cau" đã tắt lụi, thay vào đó là "dòng nước buồn thiu". "Hoa bắp lay" có lẽ cũng là một hình ảnh xuất hiện đột ngột theo dòng cảm xúc hư ảo, mông lung như lúc này; mặc dù về luận lí, có thể cho rằng đó cũng là một ấn tượng được lưu giữ trong kí ức về thôn Vĩ tái hiện (Trên Cồn Hiến giữa sông Hương, đối diện thôn Vĩ Dạ, có trồng nhiều vạt bắp; vào mùa, cả một vùng hoa ngút ngát lay động theo gió). Chìm ngập trong mối sầu gió – mây đôi ngả, thi sĩ chỉ còn biết mong ngóng, đợi một người bạn cố tri có vẻ đẹp huyền ảo để phần nào linh hồn bất hạnh được cứu rỗi, được lãng khuây. Đó là vầng trăng vàng, trăng ngọc. Chỉ có trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất. Cho nên thi sĩ đặt toàn bộ hi vòng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về "kịp" tối nay. Thi sĩ hỏi có niềm hi vọng khắc khoải nhưng cũng vô cùng thấp thỏm lo âu:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự nôn nóng.

Thuyền ai đậu bến sông trắng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

c) Khổ thơ thứ ba

Đến khổ thơ cuối, ta thấy Hàn Mặc Tử vẫn lặng đi trong mơ tưởng: 

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra

Theo tứ thơ và mạch cảm xúc của thi nhân thì câu thơ trên gợi cho ta nghĩ ngay đến một khách … má hồng. Câu sau giúp ta khẳng định sự "suy diễn" trên – "Áo em trắng quá nhìn không ra". "Khách đường xa" và cả "màu áo trắng" đều là trong tâm tưởng thi sĩ cả. Nhìn vào lòng mình, nhìn vào kí ức để thấy cái màu áo ấn tượng nên nó hư hư thực thực. Thực vì có lí và bất ngờ: trắng quá nên nhìn không ra. Thực mà lại hư ảo vì màu áo ấy bây giờ choán hết cảm xúc của tác giả, nhen lên trong lòng nhà thơ một thứ tình cảm rất khó xác định, rất khó nắm bắt:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Câu thơ kết không giấu nổi nỗi ngậm ngùi, nghi ngại trong lòng chàng thi sĩ thân bệnh nhưng lòng khao khát được yêu đương. Nếu ở khổ thơ thứ hai, thi sĩ vừa cầu cứu trăng làm tan mối sầu thương vừa lo âu ước nguyện không thành ("Có chở trăng về kịp tối nay?") thì kết thúc khổ thơ cuối cùng của bài, dường như thi sĩ muốn bấu víu vào tình người thôn Vĩ, vào tình đời mà sống trong cơn hoạn nạn.

Xem thêm:  Soạn bài chương trình địa phương lớp 9

Câu thơ kết bài cũng là một câu hỏi – hỏi trong lúc đã tỉnh chứ không còn mộng. Nó vang ứng với câu hỏi đầu tiên và đẻ lại dư ba trong lòng người đọc:

Ai biết tình ai có đậm đà?

Chẳng nhẽ thi sĩ lại nói trắng ra là: "Không biết tình em có đậm đà không mà anh về thôn Vĩ". Bài thơ trong sáng. Đọc bài thơ, ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp hư ảo của nó nhưng dù phân tích thế nào thì vẻ đẹp ấu vẫn là một bí ẩn. Bài thơ trong sáng mà buồn thấm thía.

3. Đặc điểm nghệ thuật

Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được đánh giá là một kiệt tác, bởi bài thơ mở ra một hướng tìm tòi thi pháp của thơ mới lãng mạn. Ở bài thơ này, cái nghịch lí của tồn tại được biểu đạt một cách xúc tích, thông qua sự trải nghiệm cái nhân của riêng thi sĩ Hàn Mặc Tử; hình tượng thơ đa nghĩa, biến ảo lung linh. Mỗi khổ thơ là một câu hỏi giúp người đọc dần dần khám phá "cái tôi" trữ tình đầy mâu thuẫn của thi nhân – niềm xốn xang trong hoài niệm về thôn Vĩ; sự mặc cảm về thân phận "chậm chân", "lỡ chuyến" giữa cuộc đời; sự ám ảnh về cõi mơ, về tình trạng gió – mây đôi ngả trong cuộc đời và trong tình yêu; cảm giác lo âu, phấp phỏng, mong chờ,… – giúp ta cảm nhận bản năng sống vô cùng mãnh liệt của chủ thể trữ tình, một thi nhân tài hoa lâm vào tình cảnh bi đát nhưng không thôi tra vấn về ý nghĩa cuộc đời.

Post Comment