Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bài làm

Văn học Việt Nam hiện đại ghi nhận nhiều tên tuổi tác gia thành công trong đó có Nguyễn Tuân. Ngòi bút của ông vô cùng sắc nét với cách miêu tả tài tình khiến cho mỗi tác phẩm là một bức tranh nghệ thuật độc đáo. Tác phẩm Chữ người tử tù cũng là một bức tranh được tạo nên bởi ngôn từ độc đáo. Cái cách mà Nguyễn Tuân khai thác cái đẹp khiến người đọc không thể không ấn tượng.

Trong Chữ người tử tù có hai nhân vật chính là người tử tù Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu xét về vị trí thì hai nhân vật này có sự đối lập nhau. Nhưng trong tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở họ một điểm chung đó chính là cùng yêu cái đẹp. Văn học lãng mạn trước đây thường viết về các nhân vật điển hình. Huấn Cao cũng là một nhân vật điển hình. Ông được miêu tả ở một tầm vóc phi thường, nổi bật hơn người. Ông là con người hiên ngang, khí phách, một con người tài hoa, thiên lương. Ông chính là ước mơ của tác giả, một ước mơ đầy tính nhân văn.

phan tich tac pham chu nguoi tu tu - Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù

Huấn Cao được miêu tả đầu tiên là một người có khí phách hiên ngang. Ông dám đứng lên chống lại triều đình để rồi khi bị bắt, ông liên tục vượt ngục. Lần này biết chẳng thể thoát được nữa và cái chết cũng đang cận kề, Huấn Cao cũng tỏ ra kiêu hãnh trước sự biệt đãi của viên quản ngục. Ông không vì được biệt đãi mà tỏ ra biết ơn, khúm núm. Ngược lại, ông vẫn ngẩng cao đầu và tỏ thái độ với viên quản ngục. Vậy nhưng, điều khiến người đọc ấn tượng với Huấn Cao hơn là ở chỗ ông có tài viết chữ đẹp. Cái tài này của ông ở đâu người ta cũng biết. Có chữ của ông trong nhà thì như là có một vật báu ở trên đời. Một người tài hoa như Huấn Cao thì hẳn phải được nhiều người kính trọng lắm. Nhưng ông cũng chẳng bận tậm. Không phải ai xin chữ ông cũng cho. Khi được viên quản ngục biệt đại, ông nghĩ vì hắn muốn xin chữ nên mới vậy. Ông chẳng những không cho mà còn tỏ thái độ bất cần. Cái phẩm chất ấy của ông càng khiến người ta quý mến ông hơn.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ và nói lên cảm nghĩ của em về Bảo kính cảnh giới

Khi biết được tâm tư của viên quản ngục, Huấn Cao lại cảm thấy ân hận. Thì ra đây là một con người có thiên lương trong sáng. Một con người biết trân trọng cái đẹp và mong muốn được gìn giữ cái đẹp thì là người đáng được coi trọng. Chính vì vậy mà khi biết rõ về con người viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Cảnh tượng cho chữ là một tình huống truyện vô cùng độc đáo và đặc sắc. Trong thực tế có lẽ chưa bao giờ diễn ra một cảnh cho chữ nào tuyệt vời đến như vậy. Người cho chữ là một kẻ tử tù sớm mai thôi sẽ phải ra pháp trường chịu tội. Người xin chữ lại là viên quản ngục, một người mà ở vào vị trí như vậy thì khó mà giữ được thiên lương. Hình ảnh viên quản ngục khúm núm trước Huấn Cao càng khiến người đọc bất ngờ đến ngỡ ngàng. Chuyện này quả thực không bao giờ có thể xảy ra trong đời thực.

Tất cả những cảnh tượng ấy cho chúng ta thấy một điều rằng cái đẹp đã hướng con người ta đến với cái tâm trong sáng, hướng thiện. Trong cuộc sống này, cái đẹp là vô giá, là vĩnh cửu. Con người có thể chết đi nhưng những giá trị nghệ thuật mà họ để lại sẽ được những người sau nâng niu và trân trọng. Cũng giống như viên quản ngục nâng niu những dòng chữ cuối cùng của Huấn Cao. Việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục không phải vì muốn lưu lại những dòng chữ cuối cùng của mình trước lúc chết, càng không phải muốn trả ơn viên quản ngục vì đã biệt đãi mình mà là vì ông cảm thấy xúc động trước tấm lòng của ngục quan.

Xem thêm:  Biểu cảm: Tôi thấy mình đã khôn lớn

Ở nơi tăm tối, ẩm thấp của ngục từ, cái đẹp vẫn hiện lên và được tôn vinh. Đó không chỉ là cái đẹp của con chữ mà còn là cái đẹp trong tâm hồn của con người. Cái đẹp ấy đáng được trân trọng và gìn giữ. Huấn Cao cũng đã khuyên viên quản ngục nên từ bỏ công việc này bởi ở đây khó giữ cho được thiên lương. Có thể thấy trước lúc chết, Huấn Cao chẳng hề run sợ và cũng chẳng nghĩ gì cho mình cả. Tấm lòng ấy mới thật đáng quý biết bao.

Vẻ đẹp của Huấn Cao được làm nổi bật là cách mà Nguyễn Tuân khẳng định giá trị của cái đẹp. Thông qua tác phẩm, ta thấy được tài năng của Nguyễn Tuân. Ông quả thực là một bậc thầy của ngôn từ.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Post Comment