Phân tích tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà
Hướng dẫn
‘Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn,
Gác mái ngư ông vê viễn phô',
Gõ sừng mục tủ lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Các từ Việt mà nữ sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn vắng, những kẻ chăn trâu, những bến xa, những người ở đài cao, những người khách trọ, cảnh lạnh ấm của cuộc đời. Làm gì có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn? Làm gì có Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định giá trị câu thơ: câu cuối vẩn, để gây tiếng vang trong tâm hồn ta; cuối nhịp ở âm tiết 4 để bắt người dừng lại ở đấy (…).
Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kì công phu. Bằng cách này, Bà Huyện Thanh Quan kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp người không biết đến tháng, năm, thời đại. Không có sự cách biệt giữa tôi với anh. Cái hay của thơ không ở chữ, mà ở quan hệ. Cái thông báo bằng chữ là thông báo tẻ nhạt của cuộc đời thực tế. Phải tạo nên thông báo thứ hai bằng quan hệ. Cho nên không có chữ hay, dở, mà chỉ có nghệ sĩ tồi, chi thấy có chữ với chữ, và các nghệ sĩ lớn dùng chữ làm phương tiện để tạo nên các quan hệ kín đáo, thâm trầm, nhưng có thực ở con người.
Nguồn: Vietvanhoctro.com