Văn mẫu lớp 9

Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Đề bài: Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 tại An Giang. Năm 2014 ông qua đời để lại nỗi tiếc thương cho nhiều người. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có nhiều tác phẩm hay, một trong số đó là Chiếc lược ngà. Trong tác phẩm, nhân vật bé Thu hiện lên với một tính cách đặc biệt khiến người đọc ấn tượng sâu sắc.

Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết vào năm 1966 giữa lúc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang nổ ra. Trong Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã đi sâu vào khai thác tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm cha và con. Bé Thu được tác giả miêu tả là cô bé rất yêu ba của mình. Cho dù gương mặt ba, cô bé chỉ được ngắm nhìn qua bức ảnh, chuyện về ba đều là do nghe mẹ kể. Thế nhưng, Thu vẫn dành cho ba của mình một thứ tình thương sâu sắc.

phan tich nhan vat be thu - Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phân tích nhân vật bé Thu 

Truyện ngắn này, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công một tình huống hiểu lầm. Đó là khi anh Sáu tham gia kháng chiến chống Pháp được nghỉ phép về thăm nhà 3 ngày. Trong đầu anh Sáu luôn hình dung ra hình ảnh cô con gái bé nhỏ sẽ quấn quýt bên cạnh mình sau nhiều năm xa cách. Thế nhưng, thực tế là bé Thu lại không chịu nhận ba. Điều đó làm cho anh Sáu đau khổ vô cùng. Xây dựng tình huống này, Nguyễn Quang Sáng cũng làm nổi bật lên tâm trạng của bé Thu. Sự thay đổi trong nhận thức, trong suy nghĩ của bé Thu làm cho thiên truyện trở nên hấp dẫn hơn.

Xem thêm:  Soạn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Anh Sáu đi bộ đội khi Thu chưa được 1 tuổi. Ngày anh về thăm nhà, Thu đã lên 8 tuổi. Mới chỉ 8 tuổi thôi mà suy nghĩ của cô bé chín chắn như một người trưởng thành. Thu yêu ba một tình yêu sâu sắc. Thu không nhận anh Sáu làm ba, không chịu gọi một tiếng ba bởi anh Sáu bây giờ không giống với anh Sáu trong ảnh. Sự cố chấp của Thu khi bị anh Sáu bắt gọi là ba càng cho thấy tình yêu của Thu dành cho Ba lớn đến mức nào. Mãi cho tới khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, Thu mới chạy đến ôm lấy chân ba đầy hối lỗi. Cô bé gọi một tiếng ba khiến bao nhiêu cảm xúc dồn nén bấy lâu của anh Sáu như vỡ òa. Mọi người xung quanh chứng kiến ai cũng đều cảm động. Trước giây phút biệt ly, cuối cùng thì anh Sáu cũng được nghe một tiếng ba từ con gái của mình.

Anh Sáu trở về thăm nhà trong niềm vui hân hoan của cả gia đình. Bà nội rồi mẹ đều nói anh Sáu là ba của bé Thu nhưng lạ thay, bé Thu lại không thừa nhận điều đó. Thu kiên quyết không gọi một tiếng ba, khi buộc phải nói với anh Sáu, nó nói một cách trống không. Nó tìm cách tự chắt nước sôi chứ nhất quyết không nhờ đến sự giúp đỡ của anh Sáu. Những chi tiết như vậy cho thấy bé Thu là một cô bé có tính cách ngang bướng, trẻ con nhưng rất rắn rỏi. Đối với con trẻ khi bị ba mẹ đánh đòn thường khóc lóc, ăn vạ nhưng bé Thu thì khác. Khi bị đánh, nó vẫn ngồi yên. Nó còn gắp miếng trứng cá bỏ lại mâm rồi mới đứng dậy bỏ đi. Trẻ con có cái lý của trẻ con. Bé Thu đã quá yêu người ba trong bức ảnh nên khi bảo nó phải tiếp nhận một người không giống ba nó là ba, nó không chịu được cũng là lẽ đương nhiên. Đối với Thu lúc ấy, người ba có thể chỉ là một người ba giả người ta dựng lên để che mất nó. Sự lì lợm của bé Thu chính là tiền đề để tạo nên một cô giao liên sau này.

Xem thêm:  Dàn ý cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Diễn biến tâm lí của bé Thu thay đổi qua câu chuyện về vết sẹo trên gương mặt anh Sáu. Vết sẹo chính là sợi dây ngăn cách tình cảm giữa bé Thu và ba của mình. Thông qua chi tiết này, Nguyễn Quang Sáng đã tố cáo tội ác của giặc Mĩ. Chiến tranh đã khiến cho người ta phải xa cách nhau. Trong chiến tranh, chẳng ai biết trước ngày mai sẽ ra sao. Giống như anh Sáu, lần đầu anh được nghe bé Thu gọi ba cũng là lần cuối cùng. Chiến tranh đã lấy đi mạng sống của anh. Thứ duy nhất anh để lại được cho con gái mình là một chiếc lược ngà.

Mặc dù đã có lúc bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba nhưng đọc tác phẩm chúng ta không cảm thấy ghét bé Thu mà chỉ thấy thương cô bé. Thứ mà chúng ta căm ghét đó chính là chiến tranh. Bé Thu, một cô bé có cá tính mạnh mẽ chắc hẳn sẽ còn ở lại mãi trong tim người đọc.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Vẻ đẹp của người lao động qua hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và Đoàn thuyền đánh cá

Post Comment