Văn mẫu lớp 11

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bài làm

Nguyễn Tuân là cái tên đã quá quen thuộc với văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông có nhiều thể loại như truyện ngắn, tùy bút,… Thể loại nào ông cũng có những sáng tác để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân đó chính là Chữ người tử tù. Trong thiên truyện này, Nguyễn Tuân kể cho người đọc nghe về một con người tài hoa tên là Huấn Cao. Nhân vật Huấn Cao  được khắc họa là người có thiên lương trong sáng dù cho ông đang là một kẻ tử tù.

Huấn Cao là một người tử tù, ông đã từng vào sinh ra tử, từng lên tiếng tố cáo những sai trái của triều đình vì vậy mà ông mới bị bắt. Đã bao lần ông trốn ra khỏi chốn lao tù rồi lại bị bắt lại. Vì vậy mà trong mắt của triều đình, của những tên lính canh giữ, ông là một tên tử tù nguy hiểm và ngạo ngược nhất mà chúng từng biết. Thế nhưng, Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm lại không phải kẻ ngạo ngược mà là một con người có tài viết chữ đẹp, một con người có tấm lòng nhân hậu, kiên trung. Trong con mắt của thầy thơ, ông là người văn võ song toàn. Trong con mắt của viên quản ngục, ông là một người chọc trời khuấy nước.

phan tich nhan vat huan cao - Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Huấn Cao 

Huấn Cao hiện lên dưới con mắt, dưới suy nghĩ của từng nhân vật có sự khác nhau. Nhưng có thể thấy ông là một người đầy hào khí, ông bộc trực, dũng mãnh, trời không sợ, đất không sợ, ngay cả cái chết ông cũng không sợ nốt. Chính cái cốt cách của ông lại càng khiến cho ông trở nên nổi bật hơn, đẹp hơn trong mắt người đọc và trong mắt của viên quản ngục.

Xem thêm:  Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Huấn Cao là một kẻ tử tù, ông phải sống trong cảnh tăm tối của chốn ngục lao. Tử tù là những kẻ mà ngày sống chẳng còn được bao lâu. Đối với triều đình, họ là những kẻ phản quốc cần phải loại bỏ. Vì vậy mà đa số những kẻ tử tù đều bị đối xử chẳng ra gì. Nhưng vì một lí do nào đó mà Huấn Cao lại được biệt đãi. Lúc đầu, Huấn Cao không hiểu nguồn cơn nên ông xem hành động “tử tế” đó là có mục đích, là chỉ muốn xin chữ chứ chẳng phải tốt đẹp gì. Huấn Cao không phải người tùy tiện, không phải ai xin chữ ông cũng cho. Cái tài viết chữ đẹp của ông đã lan xa khắp trong cả nước. Ai cũng nghĩ có được chữ của ông trong nhà là như có một vật báu bởi có mấy ai được ông cho chữ. Vậy nên khi đứng trước sự biệt đãi, ông cũng không chút động lòng.

Từng câu, từng chữ mà Nguyễn Tuân viết nên giống như đang phác họa một bức tranh sinh động của chốn tù lao. Nhà văn quả không hổ danh là bậc thầy của ngôn ngữ.

Tiếp theo, tác giả lại miêu tả Huấn Cao là con người trọng người hiền. Khi hiểu ra được tấm lòng của viên quản ngục, ông lập tức thay đổi suy nghĩ của mình. Huấn Cao trở nên quý mến cái tấm lòng biết biệt đãi nhân tài của viên quản ngục. Giữa cảnh tăm tối, cái đẹp đã được tôn vinh giống như một thứ ánh sáng chiếu rọi mọi thứ xung quanh. Cái đẹp ở đây không chỉ ở chữ viết mà là cái đẹp trong tâm hồn con người. Cảm xúc của Huấn Cao dâng lên cao trào, ông còn có chút hổ thẹn với bản thân mình vì đã không nhận ra tấm lòng của viên quan ngục sớm hơn. Hai con người cùng có một tâm hồn hướng về cái đẹp gặp nhau. Họ trao cho nhau cái đẹp cũng là điều dễ hiểu. Giờ đây, bốn bức tường của cảnh ngục tù chỉ ngăn cản sự tự do của con người chứ chẳng thể nào ngăn cản được cái đẹp sinh sôi, nảy nở.

Xem thêm:  Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào trong khổ thơ thứ ba?

Cảnh tượng cho chữ là một cảnh tượng vô cùng thiêng liêng. Nó làm tôn lên cái đẹp của Huấn Cao, tôn lên cái đẹp của viên quản ngục. Đó là những chữ cuối cùng trong cuộc đời của người tử tù. Chắc chắn trong cuộc đời của mình, Huấn Cao chưa bao giờ có lần cho chữ nào ấn tượng như vậy. Huấn Cao ra đi nhưng viên quản ngục đã lưu giữ lại được một kho báu. Đó là kho báu mà chắc chắn nhờ có nó, ông sẽ giữ lại được cái thiên lương trong sáng trong con người mình. Thật đáng ngưỡng mộ cho hành động này của cả hai con người. Hình ảnh khúm núm, vái lạy của viên quản ngục dành cho Huấn Cao là sự vái lạy trước cái đẹp, một sự tôn thờ cái đẹp.

Qua từng nét bút của Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên thật rõ nét, thật đĩnh đạc và thật oai phong khiến cho ai đã đọc những câu đầu thì không thể dừng lại được. Nhân vật Huấn Cao biểu thị cho cái đẹp hoàn hảo, vĩnh cửu mà trong thiên hạ khó kiếm được người thứ hai. Ông là hình mẫu lý tưởng cho tất cả mọi người cùng nhìn vào và tự uốn nắn mình.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? – Bài tập làm văn số 6 lớp 11

Post Comment