Văn mẫu lớp 11

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Bài làm

Nhắc đến nhà văn Nam Cao, người ta nghĩ ngay đến những tác phẩm mà trong đó, những con người nông dân Việt Nam hiện lên đầy đẹp đẽ. Đó là những người nông dân chất phác như Lão Hạc cho tới lúc chết vẫn giữ được tấm lòng ngay thẳng. Đó là Chí Phèo đã bị xã hội phong kiến làm cho tha hóa đến mất cả tính người. Trong mỗi truyện ngắn của Nam Cao, truyện ngắn nào cũng để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc. Đặc biệt là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo.

Cùng thời với Nam Cao, nhiều tác phẩm khác cũng viết về người nông dân. Họ sống một cuộc đời lam lũ và nghèo khó. Họ bị chà đạp, bị xúc phạm nhân phẩm nhưng ít cho nhân vật nào được xây dựng như Chí Phèo. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ nhưng ở Chí Phèo cũng có những nét riêng. Nhân vật thể hiện cái nhìn mới mẻ của tác giả khi viết về người nông dân trước Cách mạng.

phan tich nhan vat chi pheo - Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Phân tích nhân vật Chí Phèo 

Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành. Hắn có xuất thân đầy cơ cực khi chẳng biết bố mẹ mình là ai. Rồi hắn phải đi ở cho nhà này đến nhà khác. Con người ta khi không được giáo dục, không được dạy bảo đến nơi đến chốn thì rất dễ xa ngã. Mặc dù vậy, Chí Phèo vẫn luôn giữ được cái bản chất tốt đẹp trong con người mình. Chí đi ở đợ cho nhà lí Kiến, Chí làm việc chăm chỉ không một chút đắn đo. Chí làm hết nhiệm vụ của mình, sống đúng với cái vị trí của một kẻ đi ở đợ. Hắn dù không được giáo dục vẫn biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Hắn thấy nhục khi bị vợ ba của lí Kiến bắt bóp chân. Như thế đủ cho thấy hắn cũng là một con người có nhân cách lắm chứ.

Xem thêm:  Tuần 31 - Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Nhưng đúng là cuộc đời, một khi đã ghét ai thì phải đẩy họ xuống đáy của vũng lầy. Chí Phèo bị vu oan, bị ngồi tù và chính vì sống trong cảnh oan ức lại tiếp xúc với những kẻ côn đồ, hung hãn, những kẻ tù tội đang bị giam cầm nên rồi cuối cùng Chí cũng bị tha hóa. Chí trở thành một người hoàn toàn khác. Ra tù, hắn chẳng có việc gì để làm ngoài việc vạch ăn vạ. Rồi hắn trở thành kẻ đòi nợ thuê cho bá Kiến. Chính bá Kiến là kẻ tiếp tay đẩy Chí càng ngày càng sa lầy. Vũng lầy của sự tha hóa càng vùng vẫy lại càng lún sâu. Bi kịch này của Chí cũng là bi kịch chung của người nông dân thời xưa. Họ không có điểm tựa, không có nơi nào để bấu víu bởi trong túi họ không có tiền. Họ bị những người có tiền, có quyền thế điều khiển. Chúng bảo họ làm gì, họ không dám sai lời, bởi nếu sai họ chỉ có nước chọn cái chết mà thôi.

Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi nhưng lại là người cho Chí tiền uống rượu. Chí sống như một cái bóng phụ thuộc vào bá Kiến. Cứ hết tiền uống rượu là hắn lại chạy đến chửi bá Kiến để lại được bá Kiến cho tiền. Bá Kiến thì mua chuộc Chí bằng những đồng tiền dơ bẩn rồi hả hê mặc cho Chí chửi. Cả làng Vũ Đại cũng mặc cho Chí chửi, không một ai đoái hoài đến hắn. Ở đây, ta lại thấy cuộc đời Chí phải hứng chịu một tấn bi kịch khác đó là bị cả xã hội xa lánh. Hắn cô độc tới mức phải tìm đến rượu để quên đi nỗi sầu. Sợ rằng nếu như hắn tỉnh, hắn sẽ không chịu nổi nỗi đau này. Khi say, Chí không biết mình bị cả làng Vũ Đại coi là con quỷ dữ. Viết về bi kịch của Chí Phèo, Nam Cao đã góp tiếng nói phê phán đến chế độ phong kiến đã hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của con người.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Nhưng bi kịch của Chí Phèo chưa dừng lại ở đó. Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời Chí là khi hắn dành tình yêu cho Thị Nở. Tình yêu ấy đã khiến Chí tỉnh. Chí nhận ra cảnh vật xung quanh thật tươi đẹp vậy mà bấy lâu nay hắn bỏ lỡ. Chí nhận ra mình muốn được sống, muốn được làm người lương thiện. Cái giấc mơ về một tổ ấm có vợ chồng con cái khi xưa một lần nữa trỗi dậy trong con người hắn. Nhưng hỡi ôi, Thị Nở, niềm hy vọng sống của hắn đã quyết định rời xa hắn vì không chịu được áp lực của thế lực phong kiến. Đến đây, bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm và chỉ có cái chết mới có thể chấm dứt được mọi sự đau đớn trong con người hắn.

Chí giết bá Kiến, đó là biểu tượng cho ý muốn phản kháng của người dân trong xã hội cũ. Nhưng rồi Chí lại tự kết liễu cuộc đời mình bởi nếu không làm thế Chí cũng không thể nào sống được. Chí chỉ là một con người bé nhỏ đáng thương trong xã hội tàn khốc ấy mà thôi.

Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện được cái tài của mình trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Bi kịch của cuộc đời Chí Phèo phản ánh sự tàn khốc của xã hội phong kiến. Đọc truyện, chúng ta không thấy ghét Chí mà chỉ thấy thương cho số phận chung của những người nông dân xưa.

Xem thêm:  Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động qua Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ NhưTô của Nguyễn Huy Tưởng).

Nhã Đan

Từ khóa tìm kiếm

Post Comment