Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân

Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân

Bài làm

Kim Lân vẫn được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam bởi giọng văn của ông giản dị, gần gũi. Hơn nữa, những truyện ngắn ông viết cũng xoay quanh đề tài về làng quê. Nhờ vậy mà người đọc luôn có cảm giác gần gũi, thân thuộc. Truyện ngắn Vợ nhặt của ông lấy bối cảnh là những năm tháng đất nước đang chìm trong cảnh đói khổ, những nhân vật sống trong bối cảnh như vậy nhưng lại có một trái tim giàu lòng yêu thương. Tiêu biểu cho các nhân vật ấy là nhân vật bà cụ Tứ.

Bà cụ Tứ là mẹ của Tràng. Phải đến khi Tràng dẫn vợ về, bà cụ Tứ mới xuất hiện trong câu chuyện này. Nhưng ngay từ giây phút bà xuất hiện, người đọc có thể nhận ra đó là một người phụ nữ tràn đầy tình yêu thương dành cho con của mình.

phan tich nhan vat ba cu tu - Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích nhân vật bà cụ Tứ 

Bà cụ Tứ theo như miêu tả của Kim Lân là một người phụ nữ có dáng người “lòng khòng” bởi bà phải sống một cuộc sống nghèo đói, hai chân đi lại khập khiễng. Thêm vào đó, một loạt từ ngữ dùng để miêu tả cử chỉ và hình dáng của bà như “nhấp nháy mắt”, “lập khập bước đi”, “lễ mễ” cho người đọc liên tưởng về một người phụ nữ đã luống tuổi, đi lại không còn được nhanh nhẹn và đôi mắt cũng không còn được tinh anh nữa. Hình ảnh của bà cụ Tứ càng khiến người ta xót xa hơn khi đặt trong bối cảnh là sự nghèo đói của xóm ngụ cư.

Xem thêm:  Nghị luận câu: Biết tự hào về bản thân là cần thiết, nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Khi Tràng dắt vợ về, nhìn thấy người đàn bà lạ, tâm trạng của bà cụ Tứ có những biến chuyển không ngừng. Lúc đầu, bà luôn tự hỏi người đàn bà đó là ai. Lúc biết chuyện, giả như là một bà mẹ khác ở trong hoàn cảnh ấy thì có lẽ sẽ phản đối quyết liệt lắm bởi cơm còn chẳng có mà ăn thì lấy đâu ra mà nuôi được vợ. Trong hoàn cảnh khốn khó như thế này, việc Tràng có vợ là điều không thích hợp. Vậy nhưng bà cụ Tứ với tư cách là một người mẹ lại không hề lớn tiếng trách mắng, cũng không hề xua đuổi người con dâu này. Trong lòng ba, tình thương nhiều hơn tất thảy mọi thứ. Bà mừng vì con bà cuối cùng cũng lấy được vợ. Nhưng bà thương vì không biết các con sẽ sống làm sao cho qua được những ngày này. Bà cũng tủi vì nghĩ rằng người phụ nữ kia cũng đã lâm vào bước đường cùng thì mới theo con bà về làm vợ. Điều đó khiến bà càng thương con nhiều hơn.

Cái hiện thực nghiệt ngã của xã hội khi ấy đẩy con người ta vào cảnh tăm tối của cuộc đời. Sống bữa nay còn chưa biết lấy gì mà ăn thì mấy ai nghĩ được cho ngày mai. Nhưng lời bà Tứ nói với con của mình lại cho thấy bà có niềm tin, có sự lạc quan vào tương lai bởi chẳng ai khó ba đời. Có lẽ, chính sự động viên của bà cụ Tứ đã tiếp thêm cho Tràng lòng tin vào tương lai tươi sáng.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Buổi sáng sau ngày Tràng lấy vợ, Kim Lân miêu tả bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn”. Hình ảnh khiến người đọc phải xúc động khi thấy rằng bà đang cố gắng vun vén cho hạnh phúc của các con. Dường như, bản thân bà cũng cảm nhận được có điều gì đó thay đổi trong cuộc sống. Rồi bà đặc biệt nấu một nồi cháo cám cho cả gia đình. Đó là bữa ăn đầu tiên từ khi gia đình có thêm thành viên mới. Bữa ăn để lại xúc động cho biết bao nhiêu người. Trong bối cảnh xã hội như vậy, một bát cháo cám với đầy vị đắng chát nhưng lại cho thấy tình người thật ngọt ngào. Nói đến nồi cháo cám, chúng ta lại liên tưởng tới bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Giữa hoàn cảnh éo le, con người đến với nhau cũng thật giản dị.

Bà cụ Tứ không hề có cái vẻ buồn bã, u sầu mà ngược lại, bà cảm thấy rất vui vẻ và niềm vui ấy lan sang cả đôi vợ chồng trẻ. Niềm vui làm bừng sáng cả không gian tăm tối. Có một người mẹ như vậy, Tràng và Thị quả là những người hạnh phúc.

Không phải người phụ nữ quyền quý, sang trọng, bà cụ Tứ vẫn khiến người đọc trân trọng bởi phẩm chất cao quý, bởi tấm lòng của một người mẹ luôn hướng về con.

Nhã Đan

Post Comment