Văn mẫu lớp 12

Phân tích một đoạn trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích một đoạn trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Hướng dẫn

Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị. Những vần thơ của ông mang đến cho người đọc cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú. Qua bài thơ đất nước, tác giả đã khắc họa lên hình ảnh đất nước thật thiêng liêng và gần gũi, trong đó chín dòng thơ đầu là những cảm nhận hết sức chân thực của nhà thơ về đất nước, đó chính là cảm xúc, tình cảm đáng trân trọng của nhà thơ về đất nước.

Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Chỉ với hai câu thơ ngắn, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận sự hiện hình của đất nước mà lâu nay chúng ta vẫn trừu tượng hóa chúng. Với nhà thơ trẻ đang đối mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Nhà thơ đã cho chúng ta kiểu rằng quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Đó là nơi ta yêu tha thiết, là tất cả những gì hiện hữu trước mắt ta.

Nhà thơ đã chỉ cho chúng ta rằng Đất Nước không phải cái gì xa xôi, khó hiểu mà trong anh và em… Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm… Đất Nước là máu xương của mình. Đó là một nhận thức mới về đất nước. Từ một nhận thức đơn giản về đất nước nhà thơ đã khéo léo nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm phải làm cho đất nước.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều tối để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh

Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Trong mỗi chúng ta, nếu có sự đồng lòng, có sự chung sức, đất nước sẽ vẹn tròn to lớn hơn. Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi… Đất Nước. Hai câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hoà, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm chân thành.

Qua từng lời thơ, tác giả đã cho người đọc cảm nhận được Đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước. Và đất nước là sự nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng…

Những điều thế hệ chúng ta chưa làm được cho đất nước thì thế hệ con cháu chúng ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân. Trong hoàn cảnh đất nước đang chìm trong chiến tranh ác liệt, niềm hi vọng ấy chính là động lực to lớn giúp nhân dân vượt qua những khó khăn để vươn lên chống lại kẻ thù.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói của Khổng Tử: Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên

Đoạn thơ là lời nhắn nhủ của nhà thơ với thế hệ chúng ta, cùng cố gắng đứng lên đấu tranh, xây dựng đất nước. Với nhà tho đất nước là máu thịt là cơ thể mình, phải làm sao để bảo vệ đất nước như bảo vệ máu thịt mình. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời.

Xem thêm:  Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Đoạn thơ là những cảm nhận hết sức gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng của tác giả về đất nước. Với giọng thơ trữ tình ngọt ngào, đoạn thở trở thành một món ăn tinh thần vô giá có sức lay động tình yêu đối với quê hương đất nước, nó góp phần không nhỏ làm nên thắng lợ của dân tộc. Ngày nay đất nước đã sạch bóng quân thù, nhưng trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước là của tất cả mọi người chúng ta, chúng ta cần phải có hành động cụ thể để xây dựng đất nước than yêu của mình.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment