Văn mẫu lớp 12

Phân tích khát vọng hoàn lương của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo

Phân tích khát vọng hoàn lương của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo

Nam cao là một nhà văn luôn nhìn đời bằng nước mắt tình thương. Ông từng tuyên ngôn: "Sống đã rồi hãy viết" bởi một nhà văn muốn viết nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo đã. Với cái nhìn đời đầy nước mắt ấy, ngay cả khi miêu tả lại cuộc đời của một con quỷ, tác phẩm của Nam Cao cũng chứa chan tình nhân đạo, nhân văn. Nam Cao không trách không giận Chí Phèo, ngòi bút của ông dành cho nhân vật vẫn nồng nàn yêu thương. Ông phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là cơ thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Đó là cơ sở cho sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở.

Thị Nở được miêu tả thế này: "một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của Thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành. Bành bạnh muốn chen lẫn vào nhau với những cái môi cũng cố to cho không thu cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu sám ngoách. Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Đã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua que hương thứ nhất".

Xem thêm:  Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu

Khỏi phải nói, Nam Cao quả là tài tình trong vụ miêu tả thị Nở xấu. Tuy nhiên, con người xấu như vậy lại là thiên sứ gợi lại bản tính lương thiện còn xót lại trong con người Chí Phèo và cả tình yêu nữa. Thị Nở đến trong đôi cánh của tình người – thứ tình cảm Chí đã lâu không nhận được. Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy mà không say, rồi nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về… Những âm thanh ấy ngày nào chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn! Âm thanh cuộc sống này khiến ta liên tưởng đến tiếng sáo của đêm tình mùa xuân trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Tiếng sáo đã lay động tiềm thức xa xôi của Mị, đánh thức tâm hồn Mị. Giờ đây là âm thanh đánh thức Chí Phèo, những âm thanh, dù là xa xôi của cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí. Nó như cơn gió thổi tung đám tro tàn nguội lạnh, như từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn sỏi đá, cằn khô làm tan đi giá băng tâm hồn. Hơn thế, nó làm sống dậy ước mơ một thời trai trẻ: "có một gia đình nho nhỏ". Trong giây phút tỉnh táo hiếm hoi ấy hắn thấy buồn. Hắn như đã thấy "tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc – cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau". Chí Phèo đang hối hận và ăn năn những việc mà mình đã làm? Lòng man mác, Chí Phèo suýt khóc nếu thị Nở không đi qua.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Cháo hành, thị Nở đến mang cho hắn bát cháo hành – liều thuốc giải cảm – nhưng kì diệu thay, bát cháo giải được cả độc trong tâm hồn gã đang ngồi kia, giải cái phần "phèo" và để lại phần "chí". Cháo hành đã tẩy ố đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt quá. Đó là hương vị của tình người, hương vị của tình yêu. Khi mà cả làng Vũ Đại không chấp nhận Chí là con người thì thị Nở đang giang rộng vòng tay để đón lấy hắn. Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng. Hắn ăn cháo hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó". Chí Phèo đã được ai cho cái gì bao giờ đâu, hắn muốn cái gì thì đều phải cướp giật hoặc dọa nạt.

Nhưng hôm nay cái triết lý ấy của Chí dường như đã thay đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội lại hắn trong hương cháo hành của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia. Hắn hiểu rằng, người ta sống với nhau không chỉ bằng tội ác mà còn bằng tình thương yêu nữa. Mắt hắn lần đầu tiên ươn ướt. Hơi cháo hành phảng phất đang nhen nhóm phần người trong Chí….Hắn có thể sống với người ta bằng tình yêu, hắn nhen nhóm một mơ ước về cuộc sống bình dị…Hương cháo là hương cuộc đời, hương tình yêu mà từ trước đến giờ chưa ai cho Chí cả…Bát cháo hành giản dị nhưng bao nhân tính ẩn chứa nó giữ chân Chí Phèo đứng lại ở bên bờ của phần người…Nhìn thị hắn như muốn khóc, hắn cảm động và ngay trong chốc lát "hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ…" Đó là giây phút mà hắn người nhất.

Xem thêm:  Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào trong khổ thơ thứ ba?

Đã hai lần chính thị Nở đã phải thốt lên "Ôi sao mà hắn hiền!" rồi "những lúc tỉnh táo hắn cười nghe thật hiền". Cảm giác được yêu thương và che chở đã làm Chí trỗi dậy một tình yêu cuộc sống. Phần quỷ tạm thời rũ bỏ. Đó là giây phút Chí thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người". Rồi đến khát vọng hạnh phúc với thị Nở "giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?…Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui". Ôi! phải là lời của Chí Phèo đó không? Nghe sao mà hiền lành, có chút gì ngờ nghệch, hồn nhiên mà lại rất đỗi chân thành.

Lời cầu hôn không tình tứ như bao kẻ khác nhưng lại khiến cho trái tim chúng ta nghẹn ngào thương cảm. Từ một con quỷ dữ nhờ thị Nở, đúng hơn nhờ tình thương của thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô cệch, xấu xí,…cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo. Sức mạnh của tình yêu đấy chăng. Đâu cần danh gia vọng tộc như Romeo hay Runiet, tình yêu vĩ đại của thị Nở đã sinh ra một con người lần nữa. 

Post Comment