Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca được xây dựng trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”

Phân tích hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca được xây dựng trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca"

1. Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca được xây dựng trong bài thơ

a. Hình tượng người nghệ sĩ

– Một người nghệ sĩ tự do và cô đơn với sứ mệnh lớn lao (khổ 1)

– Một cái chết oan khuất, bi phẫn (khổ 2, 3)

– Một tâm hồn bất diệt (những khổ còn lại)

b. Hình ảnh Lor-ca đã thấm sâu vào cảm xúc Thanh Thảo, hòa quyện trong mối tương giao của những tâm hồn nghệ sĩ đồng cảm, đồng điệu sâu sắc với nhau. Đồng thời Lor-ca hiện lên trong bài thơ của Thanh Thảo bằng âm hưởng, dấu ấn của chính ngôn từ của người nghệ sĩ Tây Ban Nha phác họa về mình; hiện lên với bản sắc văn hóa xứ sở và với hồn cốt cá tính nghệ sĩ rất riêng của ông.

2. Hình tượng tiếng đàn ghi ta thể hiện trong bài thơ

a. Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa những người nghệ sĩ cách tân: Lor-ca có một câu thơ nổi tiếng "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta" trích từ bài thơ ghi nhớ. Cái chết bi thảm của người nghệ sĩ và cây đàn kì diệu này đã khơi nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo viết bài thơ. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng ấy, đồng thời bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, đau xót qua việc xây dựng biểu tượng nghệ thuật Lor-ca gắn với một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: Tiếng đàn ghi ta. Hơn thế, Thanh Thảo cũng đã thể hiện được sự đồng cảm sâu sắc của mình dành cho người nghệ sĩ Tây Ban Nha khi thấu hiểu được thông điệp đầy ý nghĩa mà Lor-ca gửi gắm qua lời thơ như di chúc của mình để tái hiện rất thành công và ấn tượng qua bài thơ này.

Xem thêm:  Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

b. Biểu tượng cho người nghệ sĩ nhiều mặt: Tiếng đàn ghi ta là gương mặt, là cuộc đời, là tài năng và phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của Lor-ca. Hình ảnh "những tiếng đàn bọt nước" như gợi ra trước mắt người đọc liên tưởng đến số phận thật mong manh của người nghệ sĩ. Khi giây phút bi phẫn kinh hoàng đến với Lor-ca, tiếng đàn liên tục được chuyển đổi cảm giác khi bao nhiêu thanh âm vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy dòng dòng đau xót khôn nguôi nhưng cũng là cái đẹp, là tình yêu sự sống dâng tràn không gì dập tắt nổi. Tiếng đàn cũng có nỗi đau của mình, cũng chịu sự bất hạnh như chính người đã sáng tạo ra nó. Vì vậy mà Lor-ca đi vào cõi khác trong dáng vẻ nghệ sĩ của mình, đàn ghi ta thêm lần nữa biến màu, được "hóa sinh" để trở thành con thuyền đưa chính ông về cõi vĩnh hằng.

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường – Bài tập làm văn số 6 lớp 12

Post Comment