Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Có những địa điểm, có những con người mà khi xa rồi để lại trong lòng người biết bao nỗi nhớ. Nhà thơ Quang Dũng sau khi xa Tây Bắc cũng nhớ da diết những năm tháng mà ông còn là đội trưởng đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến chính là cách mà ông giãi bày nỗi nhớ của mình. Thông qua bài thơ, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với một vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa bi tráng. Dưới ngòi bút của ông, người đọc cũng hình dung ra được khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.

Trong binh đoàn Tây Tiến năm ấy, hầu hết những người lính đều là thanh niên Hà Nội, họ là những học sinh, những tri thức tiểu tư sản. Thế nhưng, họ đã bỏ lại sau lưng gia đình để đến với vùng núi non hiểm trở này để làm nhiệm vụ. Họ trở thành những người đồng đội cùng nhau vào sinh ra tử, cùng nhau nếm mật nằm gai. Trong cái gian khổ, chất lãng mạn vẫn được bộc lộ một cách rõ nét. Vì quá yêu và rất nhớ những năm tháng tranh đấu hào hùng ấy, năm 1918, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến.

phan tich hinh tuong nguoi linh tay tien - Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Những gì mà Quang Dũng miêu tả trong bài thơ chính là những gì mà ông và các đồng đội của mình đã từng trải qua. Tuy nhiên, những hình ảnh này đã được phác họa lại một cách đầy lãng mạn. Nhìn vào hình tượng người lính, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo hiếm có của họ. Vì là những vần thơ diễn tả về nỗi nhớ nên ngay từ những câu thơ mở đầu, Quang Dũng đã thể hiện nỗi nhớ ấy của mình:

Xem thêm:  Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có người cho rằng: Chí Phèo (trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao) vừa là ‘một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị’ vừa là ‘một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại’?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sông Mã là dòng sông nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc. Sông đã ghi dấu biết bao cột mốc lịch sử hào hùng của dân tộc. Vì vậy mà nhắc đến sông Mã, người đọc liên tưởng đến những câu chuyện đầy oai hùng của đoàn quân Tây Tiến. Sông Mã cũng chính là dòng sông gắn liền với bước đường hành quân của những người lính. Bước chân họ đi đến đâu, nước sông chảy theo đến đó. Câu thơ thứ hai với cách ngắt nhịp 4/3 cùng với sự diễn tả nỗi nhớ một cách chơi vơi khiến nỗi nhớ như bay khắp không gian va lan tỏa vào cả trong lòng người đọc. Có thể thấy, hình ảnh về những người đồng đội cũ đã in đậm trong trái tim nhà thơ như thế nào.

Trong bài thơ, vẻ đẹp của người lính hiện lên đầy chất bi tráng. Cái bi tráng đầu tiên thể hiện ở cảnh địa hình núi non hiểm trở. Con đường hành quân của những người lính Tây Tiến không hề đơn giản một chút nào. Họ phải đi qua cũng con đèo, những con dốc, những vực thẳm. Chúng khúc khuỷu, lúc lên cao, lúc xuống thấp, vực thì sâu hun hút mà nếu không vững đôi chân thì có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Không chỉ vậy họ còn phải đối diện với những con thú dữ ở trong rừng thường xuyên cất những tiếng gầm thét để trêu người.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Chất bi tráng thể hiện trong cách mà những người lính đối diện với cái chết. Đã ra chiến trận thì cái chết chẳng phải điều gì đáng sợ nữa bởi với những người lính thì “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Vậy nên Quang Dũng cũng nhìn cái chết thật nhẹ nhàng. Những người đồng đội của ông ngay cả khi ngã xuống vẫn đang trong tư thế cầm súng sẵn sàng chiến đấu:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Những người chiến sĩ với những năm tháng gian khổ, thiếu thốn đã khiến cho các chàng trai Hà Nội thay đổi hoàn toàn ngoại hình. Không còn là chàng trai với làn da trắng đậm chất tiểu tư sản trí thức nữa mà ngoại hình cua họ đã dữ tợn hơn nhiều. Hình ảnh “không mọc tóc” càng làm tăng thêm cái chất bi tráng của người lính. Nhìn họ giờ đã nam tính hơn, mạnh mẽ hơn và oai hùm hơn:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Nhưng đằng sau cái vẻ bi tráng ấy là vẻ đẹp vô cùng lãng mạn của những người lính Tây Tiến. Sống giữa núi rừng hiểm trở và bom đạn hiểm ác, vậy mà những người lính vẫn biết yêu cái đẹp, yêu những nét bình dị của Tây Tiến. Họ gửi mông về Hà Nội, về người thân và gia đình. Những hội đuốc hoa với những cô gái e ấp trong bộ trang phục dân tộc nhảy múa cùng với tiếng khèn hiện lên trong trí nhớ của tác giả. Nó giúp cho người đọc nhận ra được cái chất lãng mạn trong những người lính.

Xem thêm:  Bài 1 - Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Những năm tháng hành quân đẹp như vậy nên nhớ về Tây Tiến cũng là điều dễ hiểu. Hình tượng người lính Tây Tiến một lần nữa được tác giả khắc sâu với hình ảnh “áo bào thay chiếu anh về đất”.

Bằng nỗi nhớ của bản thân mình, tác giả đã nhân rộng nỗi nhớ ra thành nỗi nhớ của tất cả những người lính năm ấy. Bất cứ ai lên Tây Tiến hôm nào hẳn cũng như Quang Dũng lúc này “hôn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Nhã Đan

Post Comment