Văn mẫu lớp 10

Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao.

Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao.

Hướng dẫn

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của làng văn học Việt Nam, ông đã để lại cho kho tàng văn học những tác phẩm tinh tế, mang giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm chữ người tử tù là một trong những tuyệt bút mà ông để lại cho đời, cảnh tượng cho chữ của Huấn cao cho viên quản ngục là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có và để lại sự trầm trồ thán phục của người đọc đối vời người tù có nghĩa khí.

Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả chí khí phi thường của người bị tù đày, tấm lòng của viên cai ngục và đến đoạn cho chữ là đoạn văn hay nhất, thể hiện được tâm ý của nhà văn trong toàn bộ tác phẩm và là đoạn mà tác giả đã dùng hết tâm huyết và tài năng của mình để tạo nên một tuyệt bút để đới cho con cháu.

Người có chữ đẹp, cho chữ người yêu chữ đẹp là việc hết sức bình thường, nhưng vấn đề đáng nói ở đây là khung cảnh diễn ra việc cho chữ, và có sự đối lập giữa người cho chữ và người nhận chữ. Việc Huấn Cao cho chữ trong đoạn văn này không phải là việc thanh toán những nợ nần với quản ngục, cũng không phải là hành động của người sắp tử hình đem những tài sản cuối cùng cho người ở lại. Cũng không phải là cơ hội cuối cùng để một Huấn Cao nổi tiếng tài hoa phô diễn tài năng. Đây trước hết là một việc làm đáp lại một tấm lòng trong thiên hạ, là tấm lòng của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ. Người ta thấy cái Tâm đang điều khiển cái Tài, cái Tài đang phụng sự cái Tâm. Nói đủ hơn, cái Tài, cái Tâm và cái Dũng đã hòa vào nhau để tạo nên cái Đẹp. Đoạn văn, vì thế, có thể coi là cao trào của bài ca bi tráng về cái Đẹp – cái Đẹp của tài năng – khí phách và thiên lương. Đó là cái đẹp đáng trân trọng, cái đẹp hiếm có thể tìm thấy được trong hoàn cảnh khắc nghiệt lúc bấy giờ.

Xem thêm:  Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay.

Miêu tả lại cảnh cho chữ, tác giả đã dùng hết tâm huyết cũng như tài năng thực thụ của mình để có những câu chữ hết sức tinh tế sắc sảo. Cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản nhuần nhuyễn mà gay gắt làm nổi bật sự đối lập giữa Bóng Tối và Ánh Sáng, cái Thiện và cái Ác, Cao Cả và Thấp Hèn… mỗi nét bút của nhà văn như một nhát khắc của nghệ sĩ tạo hình làm cho các hình tượng như được chạm nổi, nhưng khối hình như hằn lên trên bề mặt câu chữ. Hoàn toàn có thể hình dung cảnh này theo lối điển anh. Trên cái nền đen khịt của trại giam, bật bùng lên một ngọn đuốc. Bên dưới ngọn đuốc sáng rực là ba con người đang chụm đầu xung quang một vuông lụa trắng tinh. Một người tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ". Vuông lụa trắng là điểm sáng nhất của vùng sáng ấy. Trên đó, từng nét chữ đang tượng hình, từng con chữ đang ra đời. Cái Đẹp được khai sinh. Không sành nghệ thuật thứ bảy, khó có thể dựng được một cảnh tưởng giàu chất điện ảnh như thế.

Với giọng văn hào hùng, mang đậm khí chất của tác giả cũng như của nhân vật trong truyện, cảnh cho chữ được cho là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Xưa nay việc cho chữ vốn chỉ diễn ra ở những nơi tao nhã, và những thư phòng, viện sách. Còn ở đây nó lại diễn ra giữa tù tăm tối và hôi hám, diễn ra giữa không gian chật hẹp và "tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Hơn nữa, xưa nay người cho chữ là những bậc tạo nhân mặc khách ung dung nhấp rượu, thưởng trà, khoan thai cầm ngọn bút lông thảo những nét "như phượng múa rồng bay" trpng phảng phất hương trầm. Ở đây người cho chữ lại là một người tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng", viết chữ trong "một bầu không khí khói tỏa như đám cháy nhà" "khói bóc tỏa cay mắt" và phải "dụi mắt lia lịa". Thế nhưng giữa cái cảnh phản thẩm mĩ đó, mùi mực thơm vẫn bốc lên, con chữ vẫn hiện hình trên vuông lụa trắng tinh và người cho chữ cũng như người nhận chữ vẫn say mê hào hứng và thần kính thiên liêng. Đó mới là cái đẹp đáng trân trọng, cái đẹp thanh cao.

Xem thêm:  Cách ăn điểm bài văn nghị luận

Cảnh xưa nay chưa từng có còn thể hiện khi người đọc nhận thấy sự thay đổi trong vị trí của ba nhân vật: Huấn Cao, quản ngục và thơ lại. Huấn Cao là một người tù phải vào kinh chịu án chém, nghĩa là ông đã bị tước mọi thứ quyền, kể cả quyền được sống, vậy ma từ ông lại toát ra một thứ uy lực khiến hai nhân vật kia phải nệ trọng, phải kính cẩn cúi đầu. Còn quản ngục và thơ lại là kẻ có đủ thứ quyền và đại diện cho uy quyền của tầng lớp thống trị, trong cảnh cho chữ này lại mất hết uy quyền. Ông Huấn sừng sững uy nghi, còn ngục quan và thơ lại thì "khúm núm" "run run"… Ngục quan và thơ lại có chức năng giáo dục tội phạm, thì ở đây lại đang được tọi phạm Huấn Cao giáo dục. Quản ngục và thơ lại thành kính lĩnh nhận từng lời của Huấn Cao như nhận những di huấn thiên liên về nhân cách, về lẽ sống của một bậc thầy hiền minh cao cả. Thế đó, mọi trật tự đã bị đảo lộn. Nhà tù, cường quyền đã sụp đổ. Cái Đẹp đã lên ngôi, Dưới uy lực của cái Đẹp không còn tù nhân, không còn cai ngục, tất cả đã trở thành tri kỉ, tri âm. Trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn họ Nguyễn, cái Đẹp có sức mạnh cảm hóa vô biên. Cái Đẹp, vì thế trở thành bất tử.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Cảnh cho chữ của Huấn Cao cho viên quan ngục hiện lên thật đẹp, người chiến sĩ bị nguch tù ấy không vì gian khổ khó khăn mà làm mất ý chí, tâm hồn cao thượng thanh cao của mình. Bằng cái tái và cái tâm, Huấn Cao đã chinh phục được cái tối tăm xấu xa nơi ngục tù của chế độ phong kiến, mặc dù sắp chịu án tử, là kẻ chịu tội, nhưng Huấn Cao vẫn được tôn trọng, được kính phục. Viên quản ngục, viên thơ lại cũng phải cúi mình trước cái tài và cái tâm trong con người Huấn Cao, đó là thắng lợi cho ý chí mà ông chưa thực hiện xong và cũng là dụng ý mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment