Phân tích bài thơ Từ ấy để thấy được cái "tôi" của Tố Hữu
Khổ 1 là niềm sung sướng hân hoan của người thanh niên mới 18 tuổi khi bắt gặp và giác ngộ lí tưởng cộng sản, tìm thấy nguồn thơ và lẽ sống của cuộc đời mình:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chối qua tim"
"Từ ấy" mang ý nghĩa phiếm định về mặt thời gian nhưng là dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu. Tuy là thời gian phiếm chỉ nhưng ta có thể biết đó là năm 1938, khi nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản và trở thành đảng viên. Trạng từ này được đặt ngay đầu câu thơ đầu tiên đã chia cắt rõ ràng hai khoảng thời gian: nửa trước và nửa sau từ ấy. Trước Từ ấy, những người thanh niên trí thức tiểu tư sản như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng cô đơn bế tắc, nhưng tìm đâu thấy niềm vui lẽ sống ở đời, thậm chí từng thốt lên:
"Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời,
Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn,
Muốn thoát than ôi, Bước chẳng rời"
Và cả sự lạc lõng, bơ vơ:
"Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước,
Chọn một dòng hay để nước trôi".
Phải đặt vào hoàn cảnh đó, ta mới thấy được Từ ấy có vai trò quan trọng như thế nào đến tư tưởng tình cảm của tác giả. Sau "từ ấy", chỉ còn một cái tôi say sưa hoạt động cách mạng đến suốt cuộc đời, thậm chí là cả lúc "trăng trối".
Những cảm xúc dồn dập của người thanh niên ấy khi được giác ngộ đã thể hiện trong những câu thơ tiếp theo:
"Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
Nhà thơ sử dụng nhiều các hình ảnh ẩn dụ: "nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim". Lý tưởng cộng sản đối với Tố Hữu như một nguồn sáng mạnh mẽ, làm tỉnh thức mọi giác quan của nhà thơ.
Những hân hoan khi giác ngộ cách mạng còn được nhà thơ thể hiện ở hai câu tiếp theo với hình ảnh so sánh và một loạt các tính từ:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."
Khi Tố Hữu ví lý tưởng của Đảng như mặt trời chân lý đồng nghĩa với việc nhà thơ tự so sánh tâm hồn mình như một khu vườn xuân tươi đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim ca hót tưng bừng. Niềm sung sướng say mê được đẩy lên đến mức cao nhất khi Tố Hữu sử dụng nhiều các động từ mạnh, các tính từ chỉ mức độ như: "bừng, chiếu, rất, đậm, rộn" để miêu tả sự chủ động, tích cực đón nhận của mình. Tâm hồn ấy như được tiếp thêm một luồng sinh khí mới để rồi sau đó lúc nào cũng tràn đầy tiếng reo vui:
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi,
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương vắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời.
Từ ấy chính là sự đánh dấu một cuộc đổi đời, cao hơn đó là sự hồi sinh một con người. Chất trữ tình chính trị của Tố Hữu đã được thể hiện rõ nét qua giọng thơ say mê háo hức chân thành chứ không cao giọng giảng giải. Vì thế, người đọc thấy được một trái tim hồn hậu chân thành đang reo vang những khú ca yêu đời, say mê lý tưởng, say mê cuộc sống.
Khổ 2 là những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhà thơ sau khi giác ngộ lý tưởng:
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa.
Tóm lại, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của nhân dân lao động, ở đó nhà thơ đã tìm được niệm vui và sức mạnh mới. Qua đó ta cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống: văn học phải hướng về nhân dân lao động, hướng về những con người cần lao.
Khổ 3 là những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong quan hệ và tình cảm của nhà thơ, nhất là với những người nghèo khổ, sau khi giác ngộ lý tưởng:
"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếm phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất, cù bơ".
Trước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống lớn mà còn vượt qua được những tình cảm ích kỉ, hẹp hòi để có được tình hữu ái giai cấp. Hơn thế nữa, đó là tình anh em ruột thịt. Từ ấy
Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu đã chuyển từ sự say mê lí tưởng ban đầu đến tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với người lao khổ. Qua đó còn thể hiện lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh, nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người "than bụi, lầy bùn" là lực lượng tiếp nối của "vạn kiếp phôi pha", là lực lượng ngày mai lớn mạnh của "vạn đầu em nhỏ", để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng. Điệp từ "là" được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.