Văn mẫu lớp 10

Phân tích bài thơ Tiểu Đội Xe Không Kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Phân tích bài thơ Tiểu Đội Xe Không Kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Hướng dẫn

Phạm Tiến Duật sáng tác rất nhiều thơ về người lính. Thơ anh có phong cách rất riêng: giọng kể sinh động, cảm xúc chân thực, tươi trẻ pha lẫn cái ngang tàng, bụi bặm của những người lính Trường Sơn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của anh

Bài thơ Tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, khi cả nước đang tập trung toàn bộ sức người, sức của cho miền Nam đánh Mĩ. Con đường Trường Sơn ngày đêm đông nghịt phương tiện chuyên chở vũ khí, thuốc men, lương thực… phục vụ cho tiền tuyến lớn. Những đoàn xe vận tải vẫn rì rầm vào ra dưới mưa bom, bão đạn của quân thù để hoàn thành nhiệm vụ. Và đây, một tiểu đội xe trong biết bao tiểu đội. Những chiếc xe thật lạ kì:

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"

Mới nghe, tưởng chừng như một lời giãi bày. Nhưng không, đọc kĩ lại thấy nó là lời giới thiệu, một lời giới thiệu tự nhiên như không. Bao hiểm nguy, chết chóc được nói đến một cách bình tĩnh đến lạ. Bom giật bom rung ghê sợ là thế, và đó cũng là nguyên nhân để những chiếc xe trở thành xe không kính. Vậy mà những âm thanh ấy vang lên trong hai câu thơ đầu thật nhịp nhàng. Có phải người lính đã không còn lạ với những đe dọa của chiến tranh, và họ lí giải mọi hiện tượng rất đơn giản. Thơ văn trong kháng chiến thường miêu tả sự vật mang tính ước lệ, riêng Phạm Tiến Duật lại dùng ngôn ngữ rất đời thường, giản dị.

Dù trong chiến tranh bom đạn những những người lính vẫn lạc quan yêu đời, bom đạn của kẻ thù đã làm chiếc xe không còn bộ phận để bảo vệ người ngời bên trong, nhưng trong buồng lái, người chiến sĩ lái xe cảm nhận tất cả từ bên ngoài:

"Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái."

Trong cuộc chiến đấu tranh để bảo vệ đất nước, chúng ta đã phải hi sinh rất nhiều người, những người lính ra chiến trường dù không biết sống chết thế nào họ vẫn lạc quan yêu đời. Trong bài thơ tư thế người lái xe được miêu tả chỉ bằng hai tiếng ung dung nhưng đã đủ toát lên tất cả tâm hồn của họ. Họ bình tĩnh lái xe, bình tĩnh đón nhận mọi hiện tượng từ bên ngoài. Sự tập trung chú ý của họ được diễn tả qua câu thơ thứ hai rất sinh động: Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Đất trời ấy cũng là phía trước. Con đường đứng trước mặt là mục tiêu để họ lái xe đi. Không có kính, xe lao đi bất chấp hiểm nguy. Và mọi thứ từ bên ngoài ùa vào qua ô cửa sổ vỡ ấy là một thử thách. Thế nhưng người lái vẫn mở to mắt để nhìn thấy tất cả, để chọi lại với tất cả. Gió, bụi cát… làm mắt mờ đi. Nhưng điều đó có hề gì. Anh vẫn đang nhìn thấy con đường trong tốc độ xe lao nhanh. Đường phía trước là đường chạy vào trái tim, là đường đến với miền Nam ruột thịt. Biến hiện thực thành lãng mạn, biến gian nguy thành niềm vui sống đó là cảm hứng sáng tác của Phạm Tiến Duật. Hai câu cuối của khổ thơ này thể hiện rõ điều đó: mọi thử thách từ bên ngoài lui đi, chỉ còn hình ảnh đầy lãng mạn: sao trời và cánh chim ùa vào buồng lái. Ra với thiên nhiên, người trở nên phơi phới hơn. Và rõ ràng, người lái xe đang cảm nhận được tất cả, qua một loạt các từ nhìn, nhìn thấy, thấy ở các câu thơ trên.

Xem thêm:  Tuần 3 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế. Các anh nhìn thấy từ "gió","con đường" đến cả "sao trời", "cánh chim". Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh "những cánh chim sa, ùa vào buồng lái" thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.

Những khó khăn vừa nêu trên vẫn còn trừu tượng lắm, phải đến hai câu thơ sau tất cả mới được bày ra cụ thể: Không có kính, ừ thì có bụi, không có kính ừ thì ướt áo, nghe lại vẫn giọng điệu thản nhiên như ban đầu. Và thản nhiên hơn, nghe như ngang tàng hơn, đó là thái độ của người lái:

"Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.

Nhìn nhau một lần cười ha ha.

Mưa ngừng, gió lùa khô ngay thôi.

Những chiếc xe từ trong bơm rơi"

Cái giọng cười ha ha thật sảng khoái ấy đã đẩy lùi mọi vất vả về phía sau. Rõ ràng, với người lính lái xe, tất cả mọi thử thách ấy đều trở nên không còn đáng sợ.Phạm Tiến Duật từng là thành viên của đoàn 559 vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ. Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻ thù mà trái lại "tiếng hát át tiếng bom", họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy. Xe chạy, rồi xe dừng, cuộc sống người lính vẫn tiếp diễn trong cái lạc quan mà trữ tình rất riêng ấy:

Xem thêm:  Thuyết minh về một di tích lịch sử – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

"Những chiếc xe từ trong bơm rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".

Hình như chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn, và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau của những người lính Trường Sơn. Học cùng nghỉ ngơi, cùng ăn uống và lại vẫn chân thật thốt nên lời:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

Sau tất cả, những chiếc xe, những chiếc xe lại tiếp tục hành trình: lại đi, lại đi trời xanh thêm. Mỗi lần nghỉ là một lần tiếp thêm sức mạnh để họ lên đường.

Khổ thơ cuối cùng vang lên, hình ảnh những chiếc xe trụi trần đến kinh ngạc. Các từ không được lặp lại để diễn tả cái trạng thái trụi trần ấy:

"Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước"

"Trời xanh thêm" vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến. "Trời xanh thêm" vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng. Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc. Nào đâu phải chỉ là không có kính. Bom giật, bom rung trên kia còn làm một chiếc xe bị thương nhiều hơn. Những vết xước trên thân mình nó càng khẳng định những thử thách, khó khăn mà người lái xe phải vượt qua. Hai câu cuối hạ xuống nhẹ nhàng mà trầm lắng bất ngờ:

"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Đối lập hoàn toàn với hai câu thơ đầu. Và hình ảnh trái tim là hình ảnh quán xuyến tất cả. Hình ảnh hoán dụ có giá trị gợi tả đặc biệt: trái tim ở đây là con người biết yêu thương. Biết ý thức được mục đích của việc mình làm, trái tim ở đây là người chiến sĩ. Và nhờ trái tim ấy mà người lính điều khiển được những chiếc xe không kính lao đi trong mưa bom bão đạn. Có người cho rằng: rõ ràng ở đây là trái tim cầm lái. Phải chăng, câu thơ cuối với hình ảnh này đã làm sáng lên toàn bộ bài thơ, sáng lên với chủ đề của tác phẩm và sáng lên ý thức sáng tác của nhà thơ. Hình ảnh trái tim đã trở thành mắt thần, thành điểm sáng của bài thơ là vậy.

Xem thêm:  Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi,

Và những chiếc xe lại lao đi. Tất cả cho tiền tuyến, mệnh lệnh của Tổ quốc và cũng là mệnh lệnh của trái tim người. Dẫu thân mình xe có xác xơ đến mấy, dẫu những ô cửa vẫn đang trống hoác thì trái tim sẽ vẫn cứ lái vững vàng.

Bằng ngòi bút của Phạm Tiến Duật, bài thơ mang âm hưởng chiến trường rất rõ. Cùng với Lửa đèn cùng Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Nhớ, tác phẩm này đã làm nức lòng bao thế hệ thanh niên thời chống Mĩ. Và cho đến hôm nay, bài thơ vẫn có vai trò lịch sử tích cực. Nó giúp chúng ta hiểu hơn về tâm hồn, tình cảm và cuộc sống của các chiến sĩ Trường Sơn. Có lẽ chúng ta những học sinh, sẽ sống tốt hơn khi nghĩ về thế hệ cha anh đi trước.

Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 – 1975.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment