Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Nhắc tới chiến tranh, chúng ta thấy đó là điều thật đáng sợ, đáng ghê. Bởi chiến tranh đồng nghĩa với việc chém giết lẫn nhau, là không ít con người phải đổ máu, là một dân tộc bị nhấn chìm trong biển lửa. Đất nước ta cũng đã trải qua những tháng chiến tranh ác liệt. Tuy đang sống trong thời bình nhưng thông qua những tác phẩm văn học, thông qua những bài học lịch sử, chúng ta như được sống lại những thời khắc ấy. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã khắc hoạ rất rõ nét hình ảnh của những người chiến sĩ Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng.

Cũng như bao nhiêu thanh niên khác thời bấy giờ, Quang Dũng lên đường ra chiến trận khi đất nước gặp chiến tranh. Mới ngày nào còn là chàng thanh niên của Hà Nội, giờ đây ông đã trở thành người chiến sĩ của đoàn quân Tây Tiến. Chính điều ấy đã khiến cho ngòi bút của Quang Dũng thêm phần độc đáo, đặc sắc.

Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về những năm tháng trong tranh đấu, khi ông còn cùng các đồng đội của mình đang ở núi rừng Tây Bắc:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Xem thêm:  Bình luận ý kiến: Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người của Mác-xim Go-rơ-ki

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

phan tich bai tho tay tien - Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến 

Những năm tháng tranh đấu tuy ác liệt và gian khổ nhưng để lại trong lòng người lính biết bao nhiêu kỉ niệm. Họ là những con người đến từ những vùng miền khác nhau của Tổ quốc nhưng giờ đây thân thiết như anh em một nhà. Họ ăn chung, ngủ chung, sát cánh bên nhau trong những giây phút sinh tử. Thế nên khi xa rồi thì nhớ lắm chứ. Nhớ về mảnh đất Tây Bắc, tác giả cũng không quên nhắc đến thế núi hiểm trở của nơi đây:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Hình ảnh “heo hút cồn mây, súng ngửi trời” là một hình ảnh vô cùng lãng mạn. Nó gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh người chiến sĩ Tây Bắc đang đứng trên đỉnh núi cao với cây súng trong tay. Người lính hiên ngang đứng giữa đất trời, tưởng như đưa tay lên là có thể chạm tới mây xanh. Con đường hành quân của các chiến sĩ quả thực không đơn giản chút nào. Khi thì khúc khuỷu, khi thì thăm thẳm. Lúc thì vút cao, lúc lại xuống. Câu thơ cuối của khổ thơ với việc sử dụng toàn thanh bằng đã khiến cho ta cảm thấy màn mưa giăng mù xa tít tắp.

Xem thêm:  Soạn bài Sau phút chia li

Bốn câu thơ tiếp theo lại hiện ra hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Tây Tiến. Đối với người lính, cái chết không đáng sợ bằng việc mất tự do. Quang Dũng cũng đã nhìn cái chết một cách vô cùng nhẹ nhàng.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Hình ảnh người chiến sĩ hy sinh thật đẹp. Dường như anh đang nằm xuống nghỉ chân một chút thôi. Rồi anh sẽ ngủ một giấc thật sâu. Giữa chốn rừng núi thẳm xanh đầy những con thú giữ.

Câu thơ tiếp theo lại thể hiện nỗi nhớ nữa của tác giả về hương thơm từ xôi nếp Mai Châu. Rồi những cô gái Thái trong bộ xiêm áo với những điệu múa đầy thất thơ.

Cứ đan xen với sự lãng mạn của đời sống thường ngày nơi núi rừng Tây Bắc là cái bi tráng của cuộc đời người lính. Họ phải trải qua những trận sốt rét tới nỗi chẳng thể nào mọc được tóc. Nhìn vẻ bề ngoài của các chàng trai Hà Nội nay đã trở nên oai hùm. Thế nhưng, trong trái tim của họ vẫn đầy nét lãng mạn.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Dù không nguôi nỗi nhớ về Hà Nội nhưng nỗi nhớ ấy lại tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ. Họ xông pha ra chiến trường, không tiếc tuổi thanh xuân của mình, không tiếc tuổi trẻ của mình. Ngoài kia, biết bao nhiêu người đồng đội của các anh đã ngã xuống, đến một cái quan tài cũng chẳng có, phải dùng chiếu để thay. Đó là cái chất bi tráng, sự bi hùng của sự hy sinh.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Bài thơ khép lại, một lần nữa Quang Dũng khẳng định cái bi tráng và lãng mạn của những người chiến sĩ. Tây Tiến, mảnh đất đã ghi dấu lịch sử của dân tộc. Nếu ai đã một lần đặt chân tới thì hồn sẽ ở lại mãi nơi đây.

Nhã Đan

Post Comment