Văn mẫu lớp 10

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Vốn là người có học vấn uyên thâm, Nguyễn Bình Khiêm cũng đỗ đạt và làm quan một thời gian nhưng với con người chí khí, nhân nghĩa như ông, chốn quan trường bất công khiến ông chẳng thể nào ở yên được. Chính bởi vậy mà Nguyễn Bình Khiêm đã cao quan về quê lựa chọn cuộc sống ẩn dật, an nhàn. Nguyễn Bình Khiêm giỏi cả chữ Hán và chữ Nôm, ông có thể sáng tác ở cả hai ngôn ngữ. Tập thơ bằng chữ Hán nổi tiếng của ông bà “Bạch Vân am thi tập”. Còn tập thơ bằng chữ Nôm nổi tiếng của ông là “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ Nhàn là một bài thơ được tác giả viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú đường luật.

Ngay từ tựa đền bài thơ đã gợi lên cho người đọc cảnh an nhàn của cuộc sống nơi thôn dã. Quả thực, xuyên suốt bài thơ là giọng điệu tươi vui của một tâm hồn thanh tịnh. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

phan tich bai tho nhan - Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bằng cách sử dụng phép lặp từ “một…một…một”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh bình yên, giản dị tới đơn sơ của một vùng quê nghèo. Số từ một cho ta thấy cái sự một mình của tác giả nhưng nó không hề cô đơn một chút nào. Câu thơ toát lên được cái chất êm đềm vốn có của làng quê Bắc Bộ thời bấy giờ. Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc này hiện lên là một lão nông an nhàn với thú vui tao nhã của con người đó chính là làm vườn và câu cá. Nó khác hẳn với cuộc sống quần là áo lụa chốn quan trường. Khác hẳn với cái cảnh bon chen nơi thành thị. Cuộc sống của ông bây giờ là niềm mơ ước của biết bao nhiêu người nhưng nào có bấy ai dám từ bỏ chức tước để về quê sống cảnh nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Động từ “thơ thẩn” đã tạo nên cho người đọc một cảm giác êm ái và khoan thai. Có thể thấy ông an phận với cuộc sống hiện tại và tìm thấy niềm vui riêng của mình.

Xem thêm:  Bài 8 - Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Hai câu thơ tiếp theo càng làm rõ hơn bức họa về lão nông Nguyễn Bình Khiêm. Ông viết:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Sau những năm tháng từ quan về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một nhận định, một lời tuyên ngôn sống của bản thân mình. Ông nhận mình dại khi chọn nơi vắng vẻ còn những người chọn chốn quan trường mới là những kẻ khôn. Nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái sự khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ của ông. Ông nói người ta khôn chỉ là một cách khen tinh tế. Khen đấy mà lại như chê. Ở hai câu thơ này, ông tạo ra một tứ thơ đối lập giữa “dại” và “khôn”, giữa “vắng vẻ” và “lao xao”.  Ông chọn về nơi vắng vẻ là để tránh xa thói đời, để giữ cho vững cái tâm trong sáng, thanh cao của một con người.

Đọc tới hai câu luận tiếp theo, Nguyễn Bình Khiêm tiếp tục cho người đọc thấy được cuộc sống thanh cao, giản đơn của mình:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Chỉ với hai câu thơ thôi mà cuộc sống thường ngày của ông được bộc lộ ra hết cả. Mỗi một mùa ông đều có những món ăn riêng. Đó chẳng phải là mâm cao cỗ đầy với sơn hào hải vị như người làm quan thế nhưng những món ăn ấy ở làng quê lúc nào cũng sẵn. Chúng mang đậm hương vị của quê hương và điều đó khiến cho tác giả cảm thấy hài lòng. Mẹ thiên nhiên có lẽ cũng thật ưu ái khi mùa thu cho người măng trúc, mùa đông lại cho người giá. Cuộc sống mà thức ăn lúc nào cũng đủ đầy như vậy thì còn điều gì tuyệt vời hơn nữa?. Câu thơ tiếp theo vẫn là sự hòa hợp của tác giả vào với thiên nhiên. Một cuộc sống thanh tao quả không ai sánh bằng.

Xem thêm:  Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ NhưTô của Nguyễn Huy Tưởng).

Hai câu thơ kết, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đúc kết lại cốt cách và suy nghĩ của mình như sau:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Đối với một người tài hoa và trí tuệ hơn người như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì một cuộc sống phú quý là điều không hề khó khăn. Chẳng phải chờ đến chiêm bao mới có được. Đặc biệt, ông đã từng đỗ Trạng nguyên, đã từng có những năm tháng làm quan, tiền bạc đối với ông không phải là vấn đề. Nhưng đó lại không phải là cuộc sống mà ông muốn hướng tới. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “phú quý” chỉ là “tựa chiêm bao”. Nó như một giấc mơ mà khi tàn thì con người sẽ chẳng còn gì cả. Triết lý sống ấy của ông mới thật sâu sắc. Quả thực, với những người yêu thích sự an nhàn như ông thì phú quý hư danh chỉ là thứ vô nghĩa mà thôi.

Qua 8 câu thơ, người đọc nhận thấy được cốt cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là người có tấm lòng yêu nước nhưng ông yêu một cách bình lặng của riêng mình.

Nhã Đan

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Bài 23 - Viếng lăng Bác

Post Comment