Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến
I. Giới thiệu
1. Hoàn cảnh ra đời
– Dương khuê (1839-1902) Người làng Vân Đình, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Tây, đậu tiến sĩ làm quan, là nhờ thơ có tên tuổi cuối thể kỉ XIX, bạn thân của Nguyễn Khuyến.
– Khi nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến viết bài thơ : "Văn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư” bằng chữ Hán, rồi dịch ra chữ Nôm, người sau ghi nhan đề: Khóc Dương Khuê
2. Thể loại Khóc Dương Khuê
– Nguyên tác Hán văn thể thơ ngũ ngôn cô phong trường thiên.
– Bản dịch thơ Nôm gồm 38 câu theo thể song thất lục bát.
3. Bố cục Khóc Dương Khuê
– Hai câu dầu: nỗi đau đớn bằng hoàng khi nghe tin bạn mất.
– Từ câu 3 đến câu 22: Dòng hồi tưởng tưởng những ngày gắn bó.
– Phần còn lại: nỗi đau đớn khi không còn bạn.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nỗi đau đớn bằng hoàng khi nghe tin bạn mất. Khóc Dương Khuê
– Câu đầu tiên vang lên đầy thảng thốt: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”. Tác giả đã thống thiết kêu tên bạn, trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình với người bạn quá cố. Nhà thơ sử dụng bốn thanh bằng cho thấy nỗi buồn trải rộng mênh mang. Từ “thôi” đầu tiên biểu thị sự đột ngột bất ngờ vừa như tiếng kêu lên thảng thốt nấc nghẹn. Tác giả đã nhân đôi cảm xúc của mình qua hai từ “thôi” hai lần đột ngột, hai lần bất ngờ, hai lần nuối tiếc.
– Sự ra di của Dương Khuê làm cho cỏ cây, sông núi cũng man mác nhuốm buồn, Giọng thơ chìm xuống trong sâu lắng bao nhiêu buồn thương với hai từ láy “man mác” “ngậm ngùi”, nước mây” và lòng người đã cộng hưởng hòa hợp cùng nhau mà tạo nên một nỗi buồn xót không gì so sánh nổi.
2. Dòng hồi tưởng tưởng những ngày gắn bó. Khóc Dương Khuê
– Sau giây phút bình tĩnh lại, cả một quãng đời êm đẹp đầy ắp những kỉ niệm về tình bạn lần lượt hiện ra cụ thể, sinh động, sống dậy trong lòng và trước mắt tác giả cũng như độc giả: Cùng đậu một khoa, cùng ra làm quan; Cùng đi thưởng ngoạn, cùng đi nghe hát ả đào; cùng đối ẩm; cùng nhau vui thú văn chương, cùng sẻ chia hoạn nạn.
– Tình thương bạn vừa quặn thắt trong lòng Nguyễn Khuyến vừa dâng lên theo những kỉ niệm xa xưa. Dẫu có lúc hai con đừng, hai chí hướng khác nhau nhưng tình cảm của họ vẫn khăng khít như cũ:
“Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời”
– Tình bạn này từ trước đến sau đều tôn trọng, gắn bó thiết tha và trở nên sâu dậm, thắm thiết hơn bởi nó không chỉ được vun đắp trên những cơ sở đạo đức bình thường mà còn do “duyên trời” định sẵn.
– Điệp từ “Cũng có lúc..có khi” cho thấy kỉ niệm hiện về dồn dập, sống động chân thật khó phai mờ. Kỉ niệm hiện ra càng nhiều thì nỗi đau càng lớn.
– Từ quá khứ xa, tác giả hồi tưởng lại quá khứ gần:
“Cầm tay hỏi hết xa gần Khóc Dương Khuê
Mừng rằng bác gãy tinh thần chưa can”
Những chi tiết trên biểu hiện tình cảm thân thiết. Hành động “cầm tay hỏi” như muốn biết thật nhiều chuyện về bạn, qua đó tỏ rõ tâm ý thiết tha bên trong: rất yên tam khi bạn tuổi đã cao nhưng tinh thần vẫn chưa can hệ gì. Quả thật đây là tình bạn keo sơn gắn bó nhiều mặt. có sự gắn bó như duyên trời, có sự đồng cảm, đồng điệu về sở thích, thú vui. Cùng sẻ chia ngọt bùi, đắng cay, hoạn nạn
3. Nỗi đau đớn khi không còn bạn. Khóc Dương Khuê
– Hai nhân vật trữ tình “tôi” và “bác” sóng đôi như cặp vần trong các câu thơ. Có tôi – có bác, đó là cái lẽ tự nhiên của “duyên trời”. Nhưng giờ đây nửa đường đứt gánh:
“Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời” Khóc Dương Khuê
– Cách nói giảm, nói tránh nhưng không cân bằng được tâm trạng sửng sốt, bàng hoàng: làm sao, chợt nghe. Nỗi đau tinh thần quá lớn chuyển thành nỗi đau thể xác. “chân tay rụng rời” đau xót như mất đi một phần thân thể.
– Câu hỏi tu từ và cũng là lời trách của Nguyễn Khuyến đối với bạn: trót sinh ra cùng nhau sướng khổ, nay bạn “vội vã lên tiên” để lòng tác giả phải đau đớn, bơ vơ, trống trải.
– Điệp ngữ trùng điệp:”không ai, viết” khi mất bạn, tác giả trờ nên lẻ loi cô đơn, trống vắng, ghê gớm, nỗi mất mát tinh thần này không vật chất gì bù đắp nổi. Bạn không còn nữa, rượu không muốn uống, thơ chẳng buồn viết, giường phải treo lên, tiếng dàn chừng lạc điệu. Những điền cố tình bạn thời xưa được sử dụng đúng lúc, tinh tế, càng làm tăng thêm nỗi mất mát. Đoạn thơ không có mọt từ nào về nước mắt, mà dừng như thấm đẫm nước mặt với hàng loạt cá điệp từ : "không..không”. Khóc Dương Khuê
– Bốn câu cuối dồn tự bao nỗi đau, thương bạn chỉ còn nỗi nhớ ở lại đây. Khóc bạn không nước mắt, nước mắt như lặn cả vào trong.
“Tuổi già giọt lệ như sương
Hơi đâu kéo lấy hai hàng chứa chan” Khóc Dương Khuê
Câu thơ tưởng chừng như có chút trách móc, hờn dỗi, với người đã khuất nhưng đong đầy trong đó là bao nhiêu xót xa của tác giả. Thương mà không khóc càng đau, tiếng khóc không nước mắt ấy lại càng xót xa bội phần. Nỗi đau, mất bạn được rung lên từ chính tấm lòng chân thành, giản dị, dâng lên từ tận đáy lòng nên câu thơ giản đơn vẫn làm xao xyến lòng người.
III. Tổng kết Khóc Dương Khuê
1. Giá trị nội dung: Tác phẩm đã diễn tả được chân thực nỗi đau đơn, tiếc thương của Nguyễn Khuyến đói với người tri kỉ, đồng thời biểu hiện một nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ, dó là một mẫu mực tình bạn vô cùng cáo quý đáng trân trọng.
2. Giá trị về nghệ thuật
– Dùng những từ giảm nhẹ, nói tránh vừa thể hiện sự yêu kính đối với những người đã mất, đồng thời thể hiện khả năng vận dụng phong phú Tiếng Việt.
– Sử dụng những yếu tố trùng điệp để nhấn mạnh những kỉ niệm, khắc sâu vào vào nỗi đau và sự cô đơn trống vắng khi không còn bạn.
– Nhịp điệu thay đổi linh hoạt theo nỗi lòng, khi chậm rãi nhẹ nhàng với từng kỉ niệm, khi nhanh, dồn dập với các yếu tố trùng điệp làm nhịp thơ dằn xuống những nỗi đau.