Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

Có thể nói, đề tài về đất nước được rất nhiều nhà văn, nhà thơ lựa chọn bởi dường như có khai thác bao nhiêu thì cũng là không đủ. Trong thơ của Hoàng Cầm, ta thấy được một đất nước chìm trong mất mát, đau thương. Trong thơ của Nguyễn Đình Thi, ta thấy một đất nước đang trong thời kì đổi mới. Nhưng riêng với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta thấy được đất nước theo suốt chiều dài 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ của tỉnh Thừa Thiên – Huế, cái nôi sản sinh ra nhiều người tài cho đất nước. Ông đã khéo léo khi lựa chọn thể thơ tự do để viết về đất nước. Ông không miêu tả đất nước ở một khía cạnh cụ thể nào mà miêu tả đất nước theo suốt chiều dài của lịch sử. Bài thơ đi thẳng vào trái tim của người đọc, khiến chúng ta đi từ cảm xúc này tới cảm xúc khác. Ngay từ những câu thơ mở đầu, nhà thơ đã mở ra một đất nước từ thuở mới khai sinh:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

Những câu thơ đọc lên mang đến cho người đọc cảm giác thật gần gũi và bình dị. Đất nước có từ khi nào có lẽ không ai biết bởi khi chúng ta sinh ra và lớn lên thì đất nước đã có từ trước đó rồi. Nguồn gốc của đất nước cũng thật bình dị. Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, những câu chuyện kể ngày xửa ngày xưa đã trở nên qua quen thuộc. Chúng đưa những đứa trẻ thơ chìm vào giấc ngủ và nuôi lớn tâm hồn con trẻ. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” cũng cho ta thấy một cột mốc thời gian vô định. Ngày xửa ngày xưa là từ khi nào không ai rõ, chỉ biết là nó có từ rất lâu rồi. Miếng trầu, cây tre cũng là những hình ảnh làm nên đất nước. Những hình ảnh ấy đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam.

Xem thêm:  Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

phan tich bai tho dat nuoc - Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ Đất nước 

Chưa hết, tác giả còn miêu tả đất nước qua hình ảnh của mẹ, của cha, của những người dân lao động một nắng hai sương để cho ra những hạt lúa, hạt gạo:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Lý giải về nguồn gốc của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không đưa ra những hình ảnh trừu tượng mà chỉ nêu ra những hình ảnh quen thuộc khiến người đọc đọc lên là có thể hiểu và cảm nhận. Đất nước gần gũi quá, thân quen quá. Đất nước còn là nơi đối lứa đến với nhau:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Qua 4 câu thơ, có thể thấy đất nước không chỉ hiện lên trong phong tục tập quán mà còn hiện lên trong tình yêu đôi lứa. Thay vì lý giải đất nước như những câu thơ trên, ở đoạn thơ này tác giả cắt nghĩa “đất là…”, “nước là…” cho người đọc hiểu được cụ thể ý nghĩa của đất và nước. Quả thực, nhà thơ đã rất tinh tế khi cắt nghĩa như vậy. Đất và nước là hai cá thể riêng biệt cũng giống như anh với em. Nhưng bằng sức mạnh của tình yêu đối lứa anh với em đã gắn kết lại làm một. Đất nước cũng nhờ tình cảm con người mà gắn với nhau thành một khái niệm đầy đủ, trọn vẹn.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm còn đưa người đọc mở rộng tầm nhìn về một đất nước xuyên suốt chiều dài lịch sử. Đất nước hình thành từ trong lời hát ru, từ trong những điển tích điển cố, từ trong những hình ảnh như “con chim phượng hoàng”, “con cá ngư ông”, “Lạc Long Quân và Âu Cơ”. Đó là thời khởi thủy của đất nước, là lịch sự mà dân tộc ta đời đời phải ghi nhớ. Nối tiếp truyền thống lịch sử chính là một nét văn hóa của con người Việt Nam. Đất nước chỉ “hài hòa nồng thắm” khi trai gái nắm tay nhau, đất nước chỉ “vẹn tròn, to lớn” khi con người nắm lấy tay nhau.

Bởi đất nước là máu xương nên con người luôn cần gìn giữ. Đất nước không phải của riêng mà đất nước là của tất cả. Đất nước không chỉ có ở thời đại của chúng ta mà còn ở thế hệ con cái chúng ta sau này. Và chính thế hệ mai sau sẽ là những người đưa đất nước đi xa.

Đoạn thơ tiếp theo, tác giả Nguyễn Khoa Điềm dẫn dắt người đọc đi qua những địa danh nổi tiếng của đất nước. Đó là núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất tổ Hùng Vương, Núi Bút, non Nghiên, Hạ Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,… Tất cả những địa danh ấy đã hằn in biết bao dấu tích của lịch sử. Chúng còn vẹn nguyên đến ngày nay cũng là nhờ có những thế hệ ông cha ta đi trước đã “cần cù làm lụng”. Họ đứng lên xông pha ra chiến trường để đánh giặc giữ nước trong những năm tháng nước nhà lâm nguy. Ngay cả đàn bà cũng ra chiến trận. Có biết bao người hy sinh cho đất nước dù “không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Họ tuy là những người dân lao động bình dị nhưng:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Xem thêm:  Dàn ý suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Chính họ đã làm nên đất nước “để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”. Nếu như không có những con người như vậy thì chắc hẳn không có đất nước như ngày hôm nay. Chính vì vậy mà chúng ta phải nhớ ơn những con người đã làm nên đất nước. Qua những câu thơ chân thành và bình dị, chúng ta thấy được tư tưởng lớn lao và tiến bộ của Nguyễn Khoa Điềm. Theo ông, chính nhân dân là những người làm nên đất nước, là chủ nhân của đất nước.

Bằng ngôn ngữ và hình ảnh bình dị, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa người đọc nhận ra được giá trị của đất nước. Khiến cho tự bản thân mỗi người ý thức được về vai trò của đất nước. Đồng thời, tác giả cũng giáo dục người đọc về việc tiếp nối truyền thống của dân tộc. Bởi đất nước chỉ có thể tồn tại nếu con người biết nuôi dưỡng tình yêu thương và những giá trị truyền thống tốt đẹp.

   Nhã Đan

Post Comment