Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Chiều tối để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều tối để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh

Hai câu đầu gợi lên bức tranh thiên nhiên quen thuộc miền sơn cước trong buổi chiều tà trên một quãng đường rừng vẳng vẻ. Chiều tà vốn là đề tài quen thuộc trong văn học truyền thống. Nó là khoảng thời gian cuối ngày và thuowif gợi buồn cho thi nhân. Trong bài thơ này, bức tranh chiều được tái hiện bởi hai nét vẽ: cánh chim mỏi mệt mải miết bay về và đám mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không.

Quyện điều quy lâm tầm khúc phu
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ)

Hình ảnh chim chiều từng xuất hiện nhiều trong thơ ca, từ cánh chim của ca dao: :Chim bay về núi, tói rồi" đến cánh chim cô lẻ: "Chim hôm thoi thóp về rừng" (Truyện Kiều). Bác nhìn cánh chim không chỉ báo hiệu về thời gian, không gian mà còn cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật: đó là sự mệt mỏi trong gân cốt cánh chim chiều. Trước Hồ Chí Minh có Bà Huyện Thanh Quan dừng chân giữa một không gian Đèo Ngang mà nhận ra: "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi:; sau Hồ Chí Minh có Xuân Diệu từng cảm nhận: :"Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" như oằn mình gánh cả trời chiều trong gân cốt cánh chim nhỏ. Đó là sự giống nhau của các nhà thơ khi đang một mình đối diện trước một không gian rộng lớn, cảm thấy sự lẻ loi cô độc và cái mệt mỏi của cánh chim sau một ngày dài kiếm ăn cùng giống như cái mệt mỏi sau một ngày hoạt động của con người. Đằng sau câu thơ là một cách nhìn đầy yêu thương, trìu mến trước biểu hiện nhỏ nhoi của sự sống.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huệ Chi trong Huệ Chi đêm tân hôn của Nguyên Hồng

Câu thơ thứ hai, hình ảnh đám mây cũng là thi liệu quen thuộc của thi ca cổ phương Đông:

Cô vân mạn mạn độ thiên không 
(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Trong thơ xưa đám mây thường gợi cảm giác thoát tục, đưa con người đến thế giới hư vô, vô thường. Áng mây chiều trong thơ Bác là một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, nó làm tôn thêm không khí yên ả, thanh bình của buổi chiều tà. 

Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình: cái mỏi mệt của cánh chim chiều phải chăng cũng là cái mệt của người tù sau một ngày vất vẻ lê bước đường trường, áng mây cô đơn kia lững lờ trên tầng không rất hợp với trạng thái mệt mỏi rã rời của người tù sau một ngày chuyển lao ròng rã. Cánh chim khao khát về tổ, chòm mây trôi đi về cuối chân trời phải chăng cũng giống như khát khao của người tù mong một chốn dừng chân. Trong hoàn cảnh mất tự do Hồ Chí Minh vẫn vượt lên trên cảnh ngộ của mình để cảm nhận thiên nhiên, để nhận ra cái mệt mỏi trong gân cốt cánh chim chiều. Điều đó không chỉ bộc lộ tình yêu thiên nhiên mà còn cho thấy sự tự do tinh thần của Bác, cho thấy một nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. Đó cũng chính là chất thép kiên cường của người chiến sĩ, biết vượt lên trên hoàn cảnh bằng khí phách ung dung, bản lĩnh của mình.

Hai dòng thơ đầu là thế giới thiên nhiên lúc chiều tàu thì hai dòng thơ sau, cái nhìn của Bác đã hướng về cuộc sống con người nơi xóm núi bóng tối đã phủ kín trời. Lời dịch thơ cũng đánh mất ý nghĩa nguyên văn:

Xem thêm:  Bài văn tả cảnh bình minh buổi sáng trên biển

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
Ba túc ma hoàn lô dĩ hồng 
(Cô em xóm núi xay ngô cối
Xay hết lò than đã rực hồng"

Bản dịch thơ đã dịch từ "thiếu nữ" thành "cô em" làm mất đi những sắc thái ý nghĩa. Vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của người thiếu nữ với tư thế lao động (xay ngô) trởi thành tâm điểm của bức tranh chiều tối. Ở người thiếu nữ ấy toát lên vẻ đẹp lao động khỏe khoắn của cuộc sống thường ngày. Hồ Chí Minh cũng khéo léo sử dụng hình thức lặp đảo liên hoàn "ma bao túc", "ba ma túc" vừa gợi lên nhịp điệu quay vòng tuần hoàn trở lại của cối xay, đến khi ngô xay xong thì chiều tối. "Chiều tối" khác nào bếp lửa hồng đang tỏa sáng tình yêu con người, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên.

Chất thép tỏa ra từ bản lĩnh cách mạng của một tinh thần thép không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Bài thơ "Chiều tối" là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại. Điều đó được thể hiện ở một số phương diện: thi đề, thi liệu, bút pháp, ngôn ngữ…Tuy nhiên, là một nhà thơ cách mạng nên Hồ Chí Minh vẫn đưa vào thơ mình những yếu tố hiện đại. Bên cạnh những chất liệu quen thuộc là những chất liệu mới: thiếu nữ, ma bao túc (xay ngô), lô (lò than). Bài thơ có sự vận động: nếu hai câu đầu tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên thì hai câu thơ sau lại miêu tả bức tranh về đời sống con người, mang tính chất sinh hoạt vừa cụ thể vừa sống động, điều mà trong thao tác tư duy thơ, các nhà thơ trung đại ít khi thể hiện. Theo đó, điểm nhìn của nhà thơ cũng vận động từ trên cao xuống dưới thấp, thời gian cũng có sự vận động từ chiều tà đến tối, song đó không phải là đêm tối lạnh lẽo âm u mà là đêm tối bừng sáng, ấm áp của ngọn lửa hồng. Nó cho ta thấy mạch thơ của bác luôn có sự vận động hướng đến sự sống, ánh sáng, tương lai.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Qua bài thơ Chiều tối, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng đồng thời là nhà thơ Hồ Chí minh. Đó là vẻ đẹp bản lĩnh vượt lên trên hoàn cảnh, luôn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động đời thường. Về nghệ thuật, bài thơ là sự hòa trộn giữa vẻ đẹp cổ điển với vẻ đẹp hiện đại để toát lên nội dung nổi bật nhất của bài thơ.

Post Comment