Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Bài làm

Bác Hồ của chúng ta không chỉ là chỉ lối đưa đường cho dân tộc Việt Nam bước ra ánh sáng mà Người còn là một con người bình dị và hiền hậu. Người giỏi, rất giỏi ở trên nhiều cương vị khác nhau. Với vai trò lãnh tụ, người đưa nước ta thoát khỏi cái nghèo làn, lạc hậu, lầm than. Với vai trò là một nhà thơ, người cho ra đời những tác phẩm rất rất tuyệt vời. Bài thơ Chiều tối chính là một trong những tác phẩm tuyệt vời của Người. Bài thơ với 4 câu tả cảnh thôn dã và một buổi chiều tối nhưng ẩn sâu trong đó là biết bao nhiêu tâm tư của tác giả.

Chiều tối được Bác Hồ sáng tác trong quá trình bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Giữa cảnh núi rừng, cặp mắt của người tù đang trong cảnh tay đeo gông, chân vướng xiềng nhìn thấy thiên nhiên lại tươi đẹp rạng ngời:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

phan tich bai tho chieu toi - Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều tối 

Sống trong cảnh tù tội khi bản thân đang bị mất tự do nhưng có thể thấy Bác Hồ không cảm thấy tù túng. Giặc có thể trói được thân xác của Người nhưng không thể trói được tinh thần của Người. Tâm hồn của Bác vẫn lạc quan, bay bổng. Chính vì vậy mà Bác mới có thể ngắm nhìn được khung cảnh ở xung quanh. Buổi chiều tối là khoảng thời gian mà con người trở về đoàn tụ cùng với gia đình của mình sau một ngày lao động vất vả. Hình ảnh con chim mỏi cánh chính là hình ảnh tượng trưng cho con người. Sau một ngày bay đi kiếm mồi, giờ cũng đã là lúc mà chúng trở về với cái tổ của mình để tìm chốn ngủ. Tổ ấm ấy với chúng là nơi thật an toàn. Nơi ấy, có thể những chú chim non đang đợi chúng trở về để mớm mồi.

Xem thêm:  Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào trong khổ thơ thứ ba?

Ngược lại với sự đoàn tụ ấm áp của chim là sự cô đơn của chòm mây. Trên tầng không, đám mây vẫn lững lờ trôi. Đối với mây, bầu trời chính là ngôi nhà của nó. Vì vậy mà dù tối hay sáng thì nó cũng vẫn cứ trôi, trôi mãi và không có điểm dừng. Chòm mây cũng giống như Bác, lạc lõng và cô đơn giữa bầu trời rộng lớn. 

Hai câu thơ, mỗi câu thơ 7 chữ nhưng cũng đủ để vẽ nên một khung cảnh của núi rừng hoang vu, mênh mông mà vắng vẻ. Đồng thời Bác cũng nói lên được nỗi lòng của mình, vừa muốn ung dung giữa đất trời như mây trôi, vừa muốn tìm về với cố hương giống như cánh chim mỏi.

Giữa cái mênh mông và bao la của thiên nhiên ấy, con người bỗng hiện lên bên ánh lửa hồng ấm áp:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Dịch thơ

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng

Cảnh thơ đang buồn là vậy mà bỗng nhiên lại có sự xuất hiện của cô gái cùng với lò than. Họ đã làm bừng sáng cả một không gian u ám. Bức tranh về cảnh vật lúc này trở nên đẹp hơn, tươi hơn. Người đọc có thể nhìn thấy cái hiện đại trong cái cổ điển ở thơ của Hồ Chí Minh.  Bức tranh không chỉ có sự xuất hiện của con người không mà còn có sự hoạt động của con người. Đó là bức tranh động với hình ảnh cô gái đang xay ngô tối. Một hình ảnh quen thuộc của người dân thời xưa với cối xay bằng đá rất to. Trong bản chữ Hán của Hồ Chí Minh, Bác đã lặp lại 2 lần từ “bao túc”. Sự lặp lại ấy gợi lên cho người đọc sự nối tiếp nhau trong hành động của cô gái. Cô cứ miệt mài xay ngô cho đến khi trời chìm dần vào đêm, ánh lửa hồng của lò than trở nên rực rỡ hơn trong đêm tối. Đó là một cảnh tượng thật yên bình. Bác Hồ của chúng ta đang trong cảnh mệt mỏi về thân xác nhưng vẫn gạt bỏ hết để nhìn ra cái hạnh phúc bình dị đời thường ấy của con người.

Xem thêm:  Biểu cảm về mùa thu, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận - Văn mẫu lớp 10

Vốn dĩ con người ta khi đang vướng mắc chuyện gì đó trong lòng thì sẽ không thể nghĩ được đến chuyện của người khác. Nhưng qua bài thơ Chiều tối, chúng ta thấy được tấm lòng cao đẹp của Bác khi ở trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lo cho dân, cho nước. Trong lòng Bác vẫn chứa đựng mong ước được tự do, được sum họp, được trở về quê hương. Tâm hồn Bác thật vĩ đạo, trái tim Bác thật nồng ấm. Người là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nhã Đan

Post Comment