Văn mẫu lớp 10

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Đề bài: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Bài làm

Sau khi từ quan về Côn Sơn ở ẩn, Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục làm thơ. Ông có nhiều sáng tác vô cùng đặc sắc. Trong đố ấy, bài thơ số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới là bài thơ để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi xúc động lớn. Bài thơ Cảnh ngày hè không chỉ đơn thuần là một bài thơ tả cảnh mà ẩn chứa trong đó là nỗi niềm của tác giả.

Ngay ở câu thơ mở đầu, tác giả đã cho người đọc thấy được một cuộc sống an nhàn, thanh cao, một tâm thế ung dung tự tại của con người khi đã rời xa chốn quan trường:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Bao nhiêu năm tuổi trẻ, Nguyễn Trãi đã cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc. Đến nay khi về già, việc nước, việc quân đã gác lại phía sau. Ông trở về với cuộc sống đời thường tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng lại gần gũi với thiên nhiên. Câu thơ vừa bắt đầu đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Một con người trong tư thế rảnh rỗi, đã qua rồi “ngày trường”, thật thú vị. Nhưng dường như phía sau khung cảnh nhãn rỗi ấy của con người là một lời tâm sự về thế thái. Đất nước đã bị suy yếu, ý chí của con người cũng theo đó mà bị vùi lấp. “Hóng mát” chỉ là cách để nhà thơ quên đi sự đời, quên đi cái gánh nặng đang đè lên vai của mình. Đến đây ta thấy câu thơ không còn có cái nhẹ nhàng thanh thản như lúc đơn thuần nữa.

Xem thêm:  Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối.

phan tich bai tho canh ngay he - Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè 

Khi được sống hòa mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi có cơ hội được ngắm nhìn, được gần gũi với thiên nhiên. Ông say mê với những cảnh đẹp trước mắt mình:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Ở những câu thơ này, bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện lên mới thật rực rỡ làm sao. Những động từ mạnh như “đùn đùn”, “phun trào” càng khiến cho khung cảnh trở nên rực rỡ hơn. Người đọc có cảm giác như cái sắc đỏ cứ ùn tùn tỏa ra khắp không gian. Đó là một bức tranh ngập tràn màu sắc mà màu nào cũng thật đậm đà. Đó là màu mục của lá hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, màu vàng của ánh mặt trời buổi chiều, màu hồng của sen. Chính những sắc màu rực rỡ ấy đã khiến cho cảnh thiên nhiên ngày hè trở nên tươi sáng hơn. Dưới con mắt của Nguyễn Trãi cuộc đời sống như một vườn hoa lá ngập tràn sắc màu như vậy. Có thể thấy, Nguyễn Trãi có cái nhìn đa cảm của một người nghệ sĩ, một tấm lòng ham sống với đời.

Thông qua việc tả cảnh, Nguyễn Trãi đã khéo léo lồng vào đó tỉnh cảm của mình:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ của Ngô Tất Tố

Thơ xưa rất nhiều tác giả miêu tả đến cảnh chợ. Một phần là bởi trong tâm thức của người Việt, chợ là hình ảnh của sự thái bình. Nhìn vào chợ, ta hiểu được hoàn cảnh đất nước lúc ấy. Nếu như chợ đông đúc, náo nhiệt thì đất nước đang trong cảnh thái bình, cuộc sống của người dân được ấm no. Nếu chợ tan, hoang vu thì có nghĩa là đất nước đang trong cảnh loạn lạc. Quả thực, khi cuộc sống lầm than thì còn ai muốn tới chợ mà mua với bán. Cảnh chợ, kết hợp với tiếng ve kêu mở ra khung cảnh làng quê nơi thôn dã. Khung cảnh ấy gợi lại cho Nguyễn Trãi về ý tưởng mà ông đang theo đuổi:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Hai câu thơ cho thấy mong ước của Nguyễn Trãi về một cuộc sống ấm no cho nhân dân. Để hiểu được ý thơ này của Nguyễn Trãi thì phải hiểu về lịch sử thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi cuộc sống giàu đủ của nhân gian. Gạo ngô, thóc lúa được sản xuất ra nhiều. Nguyễn Trãi mong ước được nghe thấy một tiếng đàn như thế ở giữa cuộc sống thực tại này. Có thể thấy, dù sống trong cảnh an nhàn nhưng lòng Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nghĩ cho dân, cho nước. Một tấm lòng nhân đạo cao cả mà hiếm ai có được.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu

Bài thơ là một minh chứng cho tấm lòng kiên trung của Nguyễn Trãi, minh chứng cho lý tưởng nhân nghĩa của ông. Đọc thơ, ta như hiểu thêm được về một con người vĩ đại.

Nhã Đan

Từ khóa tìm kiếm

Post Comment