Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
1. Đoạn 1
Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.
– Trước hết, Ngô Thì Nhậm chỉ ra quy luật xuất xứ của người hiền tài và mối quan hệ giữa họ với nhà Vua:
+ Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng.
+ Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống.
– Để làm rõ điều đó, tác giả đã mở đầu bài chiếu bằng việc mượn lời Khổng Tử để ví người hiền như sao sáng trên trời, và quy luật của tinh tú là các sao đều phải chầu về sao Bắc cực.
Việc mượn lời Khổng tử trong sách Luận ngữ có sức thuyết phục đối với khu Bắc Hà bởi theo quan niệm của Nho gia, Khổng Tử là ông thánh, lời của Khổng Tử là lời dạy của Thánh hiền, là chân lí bất di bất dịch.
2. Đoạn 2
a. Trên cơ sở chân lí nêu ở đầu bài, người viết ngầm chỉ trích cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh.
– Khi Tây Sơn ra bắc diệt trịnh. sĩ phu Bắc Hà có các cách ứng xử như sau:
+ Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng: “Lui về nơi rừng suối làm dân thường, bất hợp tác, làm bậc cao ẩn kín danh tiếng không xuất hiện suốt đời”.
+ Những người ra làm quan với Tây Sơn thì im lặng hoặc sợ hãi, hoặc làm việc cầm chừng: “Các anh tài tại triều đình thì giữ lời ngậm tăm như ngựa đứng trong hàng nghi lễ”.
– Tuy nhiên, tác giả không nói thẳng những điều đó bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển Nho gia, hoặc mang ý nghĩa tượng trưng. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có tính chất châm biếm tượng trưng. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có tính châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng, có tài hoa, am hiểu Nho học, khiến người nghe không những không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa đúng của mình.
– Sau khi chỉ ra thực tế về cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, người Viết đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao, khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống: “Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu?”. Nói Nguyễn Huệ là người “ít đức”, xem đương thời là “loạn lạc”, cả hai điều đó đều không đúng với hiện thực lúc bấy giờ. Vậy thì các bậc hiền tài chỉ con một cách là phải ra sức phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới.
b. Bên cạnh đó, đoạn hai của bài chiếu còn bộc lộ thái độ cầu hiền của Nguyễn Huệ – Thành tâm, khiêm nhường nhưng rất cương quyết.
– Trước hết, tác giả thay lời vua Quang Trung để bày tỏe thái độ cầu hiền hết sức thành tâm, khiêm nhường: “Trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi”.
– Tiếp theo, tác giả chỉ ra tính chất của một thời đại và cũng thẳng thắn tự thùa nhận những điều bất cập của triều đại mình: “Kỉ cương triều đình còn nhiều thiếu sót, công việc biên di chính lúc lo toan. Dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hóa đạo đức chưa thấm nhuần”.
– Từ đó, tác giả chỉ ra sau buổi đại định, công việc thì nhiều và nặng nề, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các bậc hiền tài. Để nói rõ điều này, tác giả dùng hình ảnh cụ thể “làm nên ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây” và chỉ ra thực sự “xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ”.
– Cuối đoạn, tác giả mượn lời Khổng Tử trong sách Luận ngữ “một ấp mời nhà tất có người trung tín” để khẳng định rằng, nhân tài trong nước không những có mà có rất nhiều. Vậy tại sao lại “không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trẫm ư?”. Điều đó thể hiện tâm cầu hiền của Nguyễn Huệ.
3. Đoạn ba: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung vừa rộng mở, vừa đúng đắn. Những điểm chính trong đường lối ấy là:
– Tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan liêu lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng thư tỏ bày công việc.
– Cách tiến cử cũng rộng mở và dễ làm, gồm ba cách:
-
Tự mình dâng thư tỏ bày công việc’
-
Các quan tiến cử;
-
Dâng thư tự cử.
– Cuối cùng, tác giả kêu gọi những người có tài đức hãy cùng triều đình Tây Sơn gánh vác việc nước và hứa hẹn: “Những ai có tài đức, đều nên đưa ra thi thố, để được rõ ràng chốn vương đình, một lòng cung kính để cùng hưởng phúc tôn vinh”.
Tóm lại, các biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung vừa cụ thể, vừa dễ thực hiện.
* Nghệ thuật viết văn luận thuyết:
Bài văn luận thuyết này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ của người viết. Những lí lẽ được trình bày một cách uyển chuyển, vừa đề cao người hiền tài, vừa châm biếm nhẹ nhành những ai cố chấp, vừa ràng buộc bằng những lời chân tình, thẳng thắn, vừa mở ra con đường lớn cho các sĩ phu Bắc Hà.