Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” – Bài tập làm văn số 1 lớp 12

Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” – Bài tập làm văn số 1 lớp 12.

Bài làm:

Học vấn là một vấn đề mà tất cả thế giới đều quan tâm chứ không riêng gì Việt Nam. Việc giáo dục ngày càng được coi trọng. Từ khi con người chào đời, chúng ta đã phải trải qua những bài học như học ăn, học nói, học đi,… Khi lớn lên lại theo học văn hóa và không ngừng học các kỹ năng xã hội. Chúng ta ai cũng coi trọng việc học nhưng mỗi người sẽ có những hướng mục tiêu của riêng mình. Tổ chức UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.

Để hiểu về đề xướng này của tổ chức UNESCO thì trước hết chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu về từng khía cạnh một của vấn đề. Đầu tiên là học để biết. Lên 6 tuổi, tất cả chúng ta đều được đến trường với những bài học đầu tiên đó chính là học chữ. Rồi sau đó những bài học với độ khó tăng dần lên. Suốt 12 năm học, chúng ta đã trải qua rất nhiều bài học khác nhau. Lúc này, việc học là để lấy kiến thức từ sách vở, từ trường học. Học giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức. Từ những trang giấy trắng, chúng ta trở thành những con người có tri thức, có kiến thức và có hiểu biết. Đây chính là mục đích đầu tiên của việc học. Có hiểu biết giúp ích rất nhiều cho mỗi người. Chúng ta biết mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào để từ đó biết mình làm được gì và có thể làm gì. Chúng ta biết chúng ta là ai và chúng ta đang đứng ở đâu trong xã hội để có những ứng xử đúng đắn.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huệ Chi trong Huệ Chi đêm tân hôn của Nguyên Hồng

hoc de biet hoc de lam hoc de chung song hoc de khang dinh minh - Nghị luận xã hội về câu nói: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” – Bài tập làm văn số 1 lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” – Bài tập làm văn số 1 lớp 12

Mục đích tiếp theo của việc học đó chính là học để làm. Tất nhiên là khi đã lĩnh hội được các kiến thức cho bản thân mình thì buộc chúng ta phải lao vào làm để phục vụ trước hết là nhu cầu của bản thân. Với những kiến thức thu nạp được chúng ta có thể tự nuôi sống bản thân mình và góp phần tạo ra của cải, vật chất giúp xã hội cùng phát triển. Chẳng hạn như người nông dân giúp chúng ta có gạo ăn, bác sĩ giúp chữa bệnh cứu người,… Đó đều là những con người biết vận dụng kiến thức của mình vào việc có ích cho công đồng. Nếu bạn chỉ biết học mà lại không biết vận dụng nó thì những gì bạn học được quả là uổng phí.

Học để chung sống là một mục đích quan trọng tiếp theo. Bạn biết đấy, xã hội phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Xã hội gồm rất nhiều người, rất nhiều tính cách, rất nhiều môi trường. Để thích nghi được với nó thì bạn phải học. Do đó, học để chung sống được xem là một hệ quả của việc biết và làm. Con người chúng ta sống trong xã hội, được tôi luyện, được phát triển thông qua các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nếu không học chúng ta sẽ trở thành những con người lạc lõng. Ấy là chưa kể đến mỗi quốc gia lại có một nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn muốn đến một nơi nào đó thì trước tiên bạn phải tìm hiểu về văn hóa của họ để có thể dễ dàng thích nghi khi tiếp cận. Đó chính là học để chung sống.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về hình ảnh Phan Bội Châu trong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Điều cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây cũng là điều cốt lót của việc học bởi xét cho cùng con người lúc nào cũng có nhu cầu được khẳng định mình. Bạn sẽ chẳng bao giờ được người khác đánh giá cao nếu như bạn không có năng lực. Ngược lại, nếu bạn có kiến thức, bạn biết vận dụng vào thực tế thì bạn sẽ có một vị trí cao trong xã hội, được người khác tôn trọng và tiếng nói cũng có trọng lượng hơn. Bạn có thể không giỏi trên nhiều lĩnh vực nhưng ít nhất hãy giỏi ở một lĩnh vực mà mình đang theo đuổi để khẳng định cái tôi của bản thân.

Khi đọc được câu nói này của UNESCO, có lẽ nhiều người đã nhận ra rằng bấy lâu nay mình học mà chẳng hề có mục đích. Thậm chí nhiều người đến trường học với tư tưởng chống đối, học cho có. Nếu xem việc học là nghĩa vụ thì chúng ta mãi mãi không bao giờ tự khẳng định được mình và không bao giờ có chỗ đứng trong xã hội. Mục đích học tập mà UNESCO nêu ra không chỉ dành riêng cho những đối tượng nhất định mà dành cho tất cả mọi người. Chúng ta có thể đã rời khỏi ghế nhà trường và đi làm thế nhưng việc học thì chẳng bao giờ là muộn nếu như chúng ta có mục đích rõ ràng. Việc học không chỉ là ngày một, ngày hai mà phải là việc suốt đời. Theo đó, người dạy học không chỉ là “người chèo lái con thuyền kiến thức” mà còn phải dạy học sinh “kỹ năng bơi lội”.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Là một học sinh, chúng ta hãy xác định rõ mục tiêu của mình và nhìn nhận việc học một cách đúng đắn. Sau đó liên tục lĩnh hội kiến thức và biến tri thức của nhân loại thành của mình. Cuối cùng là vận dụng những tri thức mình có được vào trong cuộc sống để phục vụ mình, phục vụ nhân loại.

Riêng bản thân tôi, tôi cũng đã rút ra được những bài học cho riêng mình. Đã ý thức được về việc học của bản thân phải tự nhủ phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để khẳng định bản thân mình.

Nhã Đan

Post Comment