Soạn văn lớp 11 tập 1

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Hướng dẫn

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THỂ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

Văn học thời kì này đã đi từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù vần học hiện đại, phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng, nhiều trường phái, nhiều đòng phong cách khác nhau.

Có đặc điểm này là vì hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trước và sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), xã hội Việt Nam đã biến đổi từ xã hội phong kiến thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Khắp nơi trong nước mọc lên những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản chủ nghĩa ra đời với những tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, thợ thuyền, dân nghèo thành thị… Do sinh hoạt đô thị và ảnh hưởng tư tưởng văn học phương Tây hiện đại, ở các tầng lớp xã hội này đã nảy sinh những tư tưởng mới, tâm lí mới, thị hiếu văn học mới. Họ đòi hỏi đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa cho phù hợp với tư tưởng thẩm mĩ và thị hiếu văn học của họ.

Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã diễn ra qua ba chặng đường.

a) Chặng thứ nhất: từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920

Những biểu hiện chính:

– Chữ quôc ngữ được truyền bá rộng rãi

– Sự xuất hiện của báo chí và phong trào dịch thuật.

– Một số sáng tác văn xuôi xuất thân ở miền Nam: Thầy La-za-rô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, Hoàng Tố Anh hàm oan của Thiên Trung (Trần Chánh Chiếu).

– Văn học yêu nước là bộ phận văn học chủ yếu với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng.

b) Chặng thứ hai (từ khoảng 1920 dên năm 1930)

Thời kì này nền văn học đã tiến mạnh trên con đường hiện đại hóa. Nhiều tác phẩm có giá trị ra đời. Một số tác giả tự khẳng định được tài năng như: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách (tiểu thuyết), Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học (truyện ngắn), Tản Đà, Trần Tuấn Khải (thơ).

– Một loại hình văn học hoàn toàn mới xuất hiện là kịch nói, du nhập từ phương Tây. Một số vở kịch tiêu biểu: Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm (Vũ Đình Long), Ông Tây An Nam (của Nam Xương).

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về chữ hiếu

– Một hiện tượng có ý nghĩa: Những nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng ở nước ngoài có những tác phẩm xuất sắc: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc với hàng loạt truyện kí, phóng sự đặc sắc.

c) Chặng thứ ba; từ dầu những năm 30 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Văn học phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu phong phú, rực rỡ đặc sắc ở nhiều thể loại:

Văn xuôi-. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với các cây bút tiêu biểu: Khái Hưng, Nhất Linh; tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao… Phóng sự, kí sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến, Tùy bút của Xuân Diệu, đặc biệt là của Nguyễn Tuân.

– Thơ ca phát triển mạnh mẽ với phong trào Thơ mới của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… Thơ ca cách mạng của Hồ Chí Minh, Tô’ Hữu, Xuân Thủy, Sóng Hồng…. tiêu biểu là Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).

1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC

Có ba đặc điểm:

a) Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa

Thoát khỏi những đặc trưng của văn học trung đại văn học thời kì này tạo nên được những đặc điểm, tính chất của một nền văn học hiện đại.

– Văn xuôi quốc ngữ ra. đời: truyện ngắn và tiểu thuyết tiếp thu kinh nghiệm của phương Tây nhất là của văn học Pháp.

– Thơ ca cũng đổi mới sâu sắc với sự ra đời của Thơ mới " một cuộc cách mạng trong thơ ca” (Hoài Thanh).

– Phóng sự, kịch mới, phê bình văn học… những thể loại chưa từng có trước đây đã ra đời.

b) Văn học hình thành theo hai khu vực và phân hóa thành nhiều dòng vừa đấu tranh, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

– Hai khu vực: công khai và không công khái.

– Khu vực công khai phân hóa thành nhiều dòng trong đó có hai dòng chính: dòng văn học lãng mạn và dòng văn học hiện thực.

– Dòng văn học lãng mạn khẳng định “cái tôi” – cá nhân được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nhà văn lãng mạn yêu đời, yêu nước nhưng cảm thấy bất lực trước thời cuộc và cô đơn thân thế.

Xem thêm:  Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

– Dòng văn học hiện thực muốn nói lên sự thực, muốn khám phá bản chất và quy luật của hiện thực. Họ chủ yếu viết về đề tài xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. Văn học này phát triển mạnh ở hai thể văn tiểu thuyết và phóng sự.

Điều đáng chú ý là không nên có sự phân biệt rạch ròi giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

– Khu vực không công khai có thơ văn cách mạng bí mật trực tiếp kêu gọi chống thực dân Pháp. Khu vực này xem văn học là vũ khí, nhà văn trước hết là chiến sĩ cách mạng. Nói chung, khu vực này tuy có tính thuần nhất nhưng tồn tại, phát triển rất khó khăn.

c) Văn học phát triển vói một nhịp độ hết sức nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn

Văn học thời kì này phát triển hết sức nhanh chóng và nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, thơ, lí luận và phê bình văn học.

– Về thơ, trong vòng chưa đầy 15 năm, Thơ mới đã liên tục phát triển với Thế Lữ tiêu biểu cho chặng 1932 – 1935. Xuân Diệu, nhà thơ đỉnh cao với Thơ mới, tiêu biểu cho chặng 1936 – 1939 và sau đó là Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính.

– Về truyện ngắn, đặc biệt từ năm 1930 đến 1945 phát triển mạnh mẽ và đạt đến trình độ cao. Từ truyện ngắn trào phúng độc đáo của Nguyễn Công Hoan đến truyện ngắn trữ tình thi vị của Thạch Lam, Thanh Tịnh, truyện ngắn về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng của Nguyễn Tuân, truyện ngắn phong tục hóm hỉnh tài hoa của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân và đặc biệt là truyện ngắn Nam Cao Tất đặc sắc về cuộc sông hằng ngày (bằng một cây bút miêu tả và phân tích tâm lí đạt đến trình độ bậc thầy).

2. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẨU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

– Vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống lớn nhất và sâu sắc nhất của văn học ta là lòng yêu nước tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

– Những truyền thông ấy giờ đây đã chứa đựng nội dung dân chủ sâu sắc.

Một vài gợi ý:

Về lòng yêu nước:

– Thể hiện sôi nổi mãnh liệt quan điếm dân là dân nước, nước là nước dân của Phan Bội Châu qua văn thơ của ông và quan điểm yêu nước gắn liền với lí tưởng xã hội chủ nghĩa qua thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

– Thể hiện kín đáo trong thơ văn lãng mạn và hiện thực: các bài thơ mới viết về đề tài thiên nhiên đất nước quê hương, những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Ngô Tất Tố viết về cuộc sống sinh hoạt của nhân dân, phong tục cổ truyền của dân tộc.

Về tinh thần nhân dạo:

– Thể hiện trong thơ văn cách mạng văn học hiện thực hướng về lớp người lao động nghèo khố bị áp bức (Ngục trung nhật kí – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tô’ Hữu, Tắt đèn – Ngô Tất Tố, Chí Phèo – Nam Cao); văn học lãng mạn với nội dung thể hiện-khát vọng sông mãnh liệt giao cảm với đời (Vội vàng – Xuân Diệu), chống lễ giáo phong kiến, đề cao tự do tình yêu và hôn nhân (Nủa chừng xuân – Khái Hưng).

Những đóng góp mới cho sự cách tân thể loại:

Văn xuôi: Với các thể loại đủ khả năng sáng tạo nhiều tác phẩm xuất sắc: Số đỏ, Giông tố – Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn – Ngô Tất Tô’, Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa – Nam Cao.

Thơ: Với cuộc cách mạng về thơ ca của phong trào Thơ mới. Nhiều bài thơ minh chứng cho sự sáng tạo mới mẻ như Nhớ rừng – Thê’ Lữ, Nhị hồ, Thơ duyẽĩi – Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ — Hàn Mặc Tử…

Vị trí quan trọng của thời hì văn học này:

Văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945 đã kế thừa tinh hoa của truyền thông văn học dân tộc, khép lại sau lưng mình cả chín thế kỉ văn học để mở ra phía trước một thời kỉ mới, với những thành tựu và kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai – thời kì văn học hiện đại trong mối quan hệ rỗng rãi với nhiều nền văn học trên thế giới.

Mai Thu

Post Comment