Văn mẫu lớp 8

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi

Hướng dẫn

Cô giáo vẫn thường nói với chúng tôi “những ai có tuổi thơ vui vẻ là người may mắn vì tuổi thơ rất quan trọng đối với mỗi chúng ta”. Tôi nghĩ mình là đứa trẻ may mắn vì lớn lên trong đầy ắp những kỉ niệm của tuổi ấu thơ. Mặc dù có những kỉ niệm buồn nhưng nghĩ lại vẫn thấy mình hạnh phúc. Kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi là kỉ niệm về quê ngoại bắt cá đồng cùng các bạn ở quê trong kì nghỉ hè rồi.

Quê ngoại tôi ở một vùng quê cách nơi tôi ở chừng 100 cây số, đó là một vùng đồng ruộng mênh mông và xinh đẹp, nơi tôi rất thích trở về. Tôi thích những lúc trời mưa ngồi bên khung cửa sổ ngắm từng hạt mưa tí tách rơi xuống tàu lá chuối. Tôi muốn ra vườn cùng ngoại mỗi sớm mai để hứng những giọt sương đầu tiên còn đọng lại. Tôi yêu tất cả những gì thân thuộc của quê mình cũng như yêu những trò chơi của các bạn nhỏ nông thôn. Hè năm rồi, tôi được về ngoại chơi một tháng trước khi nhập học. Đây có lẻ là khoảng thời gian tôi mong đợi nhất trong năm. Gần nhà ngoại tôi có một bạn khoảng tuổi tôi, bạn ấy tên Nam, chẳng bao giờ thấy bạn ấy ra sân chơi cùng chúng tôi. Các bạn bảo cậu ấy ít nói, cứ lầm lì chơi một mình. Nam bỏ học giửa chừng vì lười biếng nên càng ít bạn bè hơn. Nghe đâu bạn ấy còn hay đánh nhau với tụi trẻ xóm trên nên cha mẹ của tụi con nít xóm tôi không muốn con mình chơi cùng.

Ban đầu tôi cũng chẳng để tâm nhưng có một lần tôi ra sau vườn và lén nhìn sang bên vườn nhà Nam thì thấy Nam đang đọc sách. Tôi ngạc nhiên xem kĩ thì thấy Nam cố gắng viết những nét chữ to đùng lên giấy, rồi đánh vần rất khó khăn. Thích thú với trò trộm xem Nam học nên trưa nào tôi cũng len lén nhìn sang. Lần đó Nam học thuộc bài thơ, đọc mấy lần bạn ấy vẫn quên nên tôi buộc miệng nhắc. Nghe có tiếng động Nam chạy lại hàng rào. Tôi không dám nhút nhít vì sợ Nam phát hiện, tim đập thật nhanh vì nghĩ mình có thể bị ăn đòn. Nam phát hiện ra tôi, tôi chờ đợi sự nổi giận của Nam nhưng không. Nam mỉm cười với tôi, nụ cười thật hiền, Nam hỏi:

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

  • Bạn là Trinh cháu dì năm phải không?

Tôi lúng túng:

  • ừ, là mình.
  • Tôi là Nam, mấy bữa nay bạn là người lén nhìn tôi phải không?
  • Tôi chỉ tò mò thôi.

Nam gãy đầu, cái đầu tròn lẵng nhiều vết sẹo:

  • Bạn ở thành phố chắc học giỏi lắm phải không? Bạn rảnh chỉ mình tí bài này, khó quá.

Tôi thắc mắc:

  • Bạn đã nghĩ học rồi mà.
  • ừ, tôi nghỉ rồi vì học dốt quá, nhưng tôi muốn đi học lại, ở nhà buồn quá không có bạn bè chơi cùng.’

Tôi chui qua lỗ rào rồi vui vẻ chỉ bài cho Nam. Thật ra Nam không lười học như mọi người nghĩ mà vì bạn ấy học rất chậm không theo kịp bạn bè. Từ ngày hôm đó, tôi trở thành gia sư bất đắc dĩ của Nam, ngoài việc chậm chạp một chút Nam cũng siêng năng nên bạn ấy đã tiến bộ hơn. Chúng tôi trở nên thân thiết hơn, Nam bắt đầu kể cho tôi nghe gia đình bạn và những câu chuyện khiến tôi thích thú như đi bắt ong, bẩy chim, bắt cá lên mùa mưa…Thật sự Nam không phải đứa trẻ hư như mọi người nghĩ, Nam đánh nhau là vì những đứa trẻ xóm trên thường trêu chọc Nam không có mẹ, chọc Nam học dốt, ngu ngốc. Nam nói với tôi Nam cũng muốn chơi cùng chúng tôi nhưng sợ cha mẹ các bạn không thích nên thôi. Tôi thấy thương Nam nhiều hơn vì Nam chịu quá nhiều thiệt thòi mà vẫn vui vẻ, lạc quan.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Ngoài chuyện học ra thì thứ gì Nam cũng giỏi. Có bữa Nam bắt được cả một giỏ cua đồng đem cho bà tôi. Nam dẫn tôi đi bắt dế, đào trùng câu cá, Nam câu dính rất nhiều cá còn tôi thì cả buổi chỉ mỗi giỏ không. Một lần Nam hỏi tôi có bao giờ bắt cá đìa hay chưa, tôi lắc đầu ngạc nhiên và háo hức khi Nam hứa sẽ cho tôi một lần bắt cá thật vui. Nam chọn một cái ao nhỏ và ít nữa, bảo tôi:

  • Trinh ngồi trên bờ đợi tôi, tôi tát ao một lát hết nước rồi mình bắt cá, hôm nay tôi đãi Trinh món cá lóc nướng rơm tuyệt cú mèo.

Nhìn thầy cái dáng còm cõi của Nam tát từng gàu nước tôi chợt nghĩ ra một điều liền chạy đi tìm các bạn. Chỉ lát sau chúng tôi đã có 4 người, chúng tôi cùng tát nước với Nam. Chẳng mấy chốc nước đã cạn những chú cá vẫy đuôi dưới bùn. Chúng tôi cùng bắt cá và chuyện trò vui vẻ. Bùn dính lên cả mặt, chỉ chừa lại hai con mắt, chúng tôi nhìn nhau thích thú. Nam vừa bắt cá vừa kể chuyện cho chúng tôi nghe, những trận cười giòn tan của chúng tôi làm dịu đi cái nắng gay gắt trưa hè và khiến tình bạn chúng tôi thắm thiết hơn. Lần đầu tiên trong đời tôi được trải nghiệm cảm giác của người nông dân tay lắm chân bùn mà vui vẻ, hạnh phúc. Nhìn những con cá rô, cá lóc đầy bùn đất lại thương quê hương nhiều hơn, mến Nam nhiều hơn. Chúng tôi bội thu cả một thùng cá to, cá nhỏ. Nam chia đều cho mọi người, riêng phần tôi Nam biếu riêng cho ngoại những chú cá to nhất. Chúng tôi tạm chia tay nhau và hẹn tối sẽ đốt lửa nướng cá cùng ăn.

Xem thêm:  Soạn bài tổng kết phần văn học nước ngoài lớp 9

Ánh lửa buổi tối thật sáng và ấm áp, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau nướng những chú cá vàng ươm. Mùi thơm của cá hòa vào mùi rơm rạ khiến tôi nhớ mãi đến bây giờ. Cái cảm giác hiền hòa bất chợt đến như nhìn thấy nụ cười của mẹ. Nhờ lần ấy mà các bạn trong xóm đã hiểu Nam hơn, gần gũi Nam hơn.

Tôi sẽ chẳng bao giờ quên cái cảm giác vui vẻ khi bên cạnh Nam, không thể quên người bạn chân thành cũng như không thể quên quê ngoại thân yêu, nơi đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Có đi suốt đời tôi cũng chẳng tìm đâu ra một miền kí ức ngọt ngào như thế. Tôi sẽ giữ mãi kí ức vào lòng làm hành trang cho quãng đường sắp tới.

Post Comment