Soạn văn lớp 10 tập 1

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Hướng dẫn

Bài tập 1.

Trong câu ca dao trên:

a) Nhân vật giao tiếp là anhnàng nghĩa là những người nam và nữ còn trẻ tuổi.

b) Hoàn cảnh giao tiếp là đêm trăng trong sáng và yên tĩnh (đêm trăng thanh). Đây cũng là hoàn cảnh thích hợp với những chuyện tâm tình, bày tỏ tình cảm yêu đương.

c) Với cách nói bóng bẩy, hình tượng, chàng trai (nhân vật anh) nói về việc “tre non đủ lá” và nêu vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng” với cô gái, nhằm ngụ ý nói đến chuyện kết duyên giữa hai người. Đôi lứa này đều trẻ tuổi (tre non) nhưng cũng đều đã đủ trưởng thành (đủ lá) nên tính đến chuyện cưới nhau (đan sàng).

d) Cách nói của chàng trai rất phù hợp với nội dụng và mục đích giao tiếp: vừa ý nhị, tinh tế, vừa đủ rõ ràng để đối tượng hiểu.

Bài tập 2.

Đoạn trích ghi lại cuộc giao tiếp giữa A Cổ và người ông diễn ra trong cuộc sống đời thường.

a) Trong cuộc giao tiếp đó, A Cổ và người ông đã tiến hành các hành động nói:

– Cháu chào ông ạ! (A Cổ chào)

– A Cổ hả? (Người ông chào đáp)

– Lớn tướng rồi nhỉ? (Người ông khen)

– Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? (Người ông hỏi)

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

– Thưa ông, có ạ! (A Cổ đáp lời)

b) Trong lời của người ông, chỉ có câu thứ ba mới thực sự là hỏi nên A Cổ đã trả lời. Câu đầu là lời chào đáp, câu thứ hai là để khen nên A cổ không trả lời.

c) Tình cảm, thái độ và quan hệ giữa hai người đối với nhau bộc lộ rõ qua lời nói của họ. Cách xưng hô ông – cháu, các từ tình thái (thưa, ạ, hả, nhỉ) đã cho thấy thái độ kính mến của A Cổ đổì với người ông và thái độ yêu quý, trìu mến của người ông đối với cháu là A Cổ.

Bài tập 3.

Bài thơ Bánh trôi nước thực hiện hoạt động giao tiếp giữa tác giả là Hồ Xuân Hương với người đọc.

a) Mượn hình tượng “bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương muốn tỏ bày với người đọc về vẻ đẹp và thân phận nổi chìm đáng kính mến của người phụ nữ nói chung và của chính nhà thơ nói riêng, qua đó nhấn mạnh phẩm chất sáng trong, cao quý của người phụ nữ và của chính mình.

b) Người đọc dựa vào các từ trắng, tròn, thành ngữ bảy nổi ba chìm, tấm lòng son gắn với cuộc đời tài hoa nhưng tình duyên dang dở của nhà thơ để cảm hiểu bài thơ.

Bài tập 4.

Học sinh tự viết một thông báo ngắn đúng các thể thức mở đầu, kết thúc nhân ngày Môi trường thế giới, yêu cầu các bạn học sinh toàn trường cùng tham gia hoạt động làm sạch môi trường trong nhà trường.

Xem thêm:  Đọc thêm: Khe chim kêu (Điểu minh giản)

Bài tập 5.

Các nhân tố giao tiếp trong trường hợp này là:

a) Nhân vật giao tiếp: Người viết là Bác Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước. Người đọc là học sinh toàn quốc, thế hệ chủ nhân tương lai của một nước Việt Nam vừa giành được độc lập.

b) Tình huống giao tiếp: Đất nước vừa độc lập, học sinh khởi sự tiếp nhận một nền giáo dục hoàn toàn dân tộc.

c) Nội dung giao tiếp: Vui mừng, sung sướng vì học sinh được hưởng độc lập, đặt trách nhiệm và nhiệm vụ của học sinh đối với đất nước mới độc lập. Lời chúc mừng của Bác dành cho học sinh.

d) Mục đích giao tiếp: Chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước để xác định trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.

e) Lời thư của Bác Hồ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc khi xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.

Mai Thu

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước để nhận xét về ngôn ngữ và cá tính của Hồ Xuân Hương

Post Comment