Văn mẫu lớp 8

Giới thiệu về một vài nét đẹp rất đáng tự hào của quê hương em (Sông Thu Bồn)

Giới thiệu về một vài nét đẹp rất đáng tự hào của quê hương em (Sông Thu Bồn)

Bài làm

Ở thượng nguồn dòng Thu Bồn cuồn cuộn luồn qua nhiều vách đá, rừng già, nhưng khi về xuôi, dòng sông trở nên êm đềm thơ mộng. Có lúc dòng sông đi qua những rừng quế, đồi chè, nước sông trong veo, ngào ngạt hương rừng hoa núi. Có đoạn sông Thu Bồn lượn giữa khu rừng già Duy Xuyên; những tháp Chàm ở Mỹ Sơn lung linh soi bóng xuống dòng sông lấp loáng. Hình tượng các vũ nữ, hoa lá, muông thú được chạm khắc trên gạch, trên đá của nghệ thuật Chăm Pa làm cho du khách vô cùng ngạc nhiên và thích thú trước vẻ đẹp kì vĩ và bí ẩn của khu thánh địa. Những chiều tà vàng rực, những đêm trăng thanh, cảnh đền tháp và dòng sông trở nên huyền ảo như dẫn hồn người vào cổ tích.

Có đoạn sống Thu Bồn trở nên êm đềm. Sau khi qua thác cổ Cò và Phường Rạnh, cảnh đói bờ sông bát ngát nương dâu, ruộng lúa. Lúc nào cũng thấp thoáng cánh buồm. Thuyền chở lâm sản song, mây, nâu. quế… từ nguồn về xuôi. Thuyền chở mắm muối, cá… lên miền ngược. Tiếng hát, tiếng hò theo gió, theo sóng lan xa:

“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu hồng đào chưa nhấm dã say”.

Từ Trung Phước, sông Thu Bồn trôi chậm lại, lòng sông mở rộng ra, êm đềm như đang lắng nghe mọi âm thanh của làng quê: tiếng mái chèo của ngư dân, tiếng thoi đưa lách cách, tiếng nô đùa của trẻ chăn trâu, tiếng cười nói lao xao của cô gái thấp thoáng sau nương dâu, bãi ngô, ruộng lúa v.v… Những bãi cát vàng, những bờ tre xanh xoã bóng, như soi gương, như hong tóc trên làn nước biếc. Hình ảnh đám trẻ con cởi trần hoặc cưỡi trâu, hoặc đang bơi lội trôn sông là đáng yêu nhất.

Xem thêm:  Dàn ý tả con voi trong vườn thú

Làng gốm Thanh Hà, một ngôi làng xinh xắn nằm sát mé sông Thu Bồn, bốn mùa xanh mướt bóng cây và đỏ rực sắc màu của gốm.

Làng Duy Trinh thuộc huyện Duy Xuyên, một làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa nổi tiếng. Con gái Duy Trinh xinh giòn, nõn nà như những lấm lụa óng mượt của quê hương. Những cánh đồng dâu bát ngát màu xanh trải dài trải rộng đôi bờ Thu Bồn từ bao đời nay ấp ủ những nong tằm, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Duy Trinh hình thành nên tấm lụa màu rực rỡ, từng làm mê đắm các ông hoàng bà chúa một thời.

Du khách nhớ đến tham quan làng mộc Kim Bồng nằm bên bờ sông Thu Bồn. Ở đây có những bến đá êm đềm, có những con đường mềm như dải lụa. Đứng trên bến, đã nghe tiếng cưa xẻ, tiếng đục đẽo rộn ràng. Làng cổ này đã có lịch sử từ thế kỉ XV trong cuộc di dân từ Thanh Hoá vào Đàng Trong theo Chúa Nguyễn Hoàng. Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã mấy chục thế hệ, cha truyền con nối đem bàn tay tài hoa và công sức xây dựng nên những cung điện vàng son, những đình chùa, miếu mạo. Nét khắc, nét chạm của các nghệ nhân làng Mộc Kim Bồng nức tiếng gần xa: “Bốn cửa anh chụm bốn rồng. Trên thì rồng ấp dưới thì rồng leo – Bốn cửa anh chạm bốn mèo – Con thì bắt chuột con leo xà nhà…”. Các tượng gổ đủ dạng hình, kích cỡ (bằng gỗ thơm, gỗ quý), với nét chạm như múa lượn là món hàng lưu niệm vô giá của du khách đã đến tham quan Kim Bồng.

Xem thêm:  Kể một câu chuyện về cách sống vì mọi người.

Dòng Hoài Giang là một chi lưu của sông Thu Bồn. Hỡi người du khách đa xuân tứ khi đứng trên thuyền trôi xuôi có nhìn thấy ánh đèn lồng lập loè đung đưa trên phố cổ Hội An? Hỡi người lữ khách mang tình sóng nước Thu Bồn, khi dừng thuyền ở Cửa Đại hãy ngắm nhìn về Cù Lao Chàm – viên ngọc bích của Quảng Nam đó, để yêu thêm một miền quê cẩm tứ nơi “khúc ruột miền Trung”. Yêu thương thay một dải Thu Bồn quê em.

Post Comment