Văn mẫu lớp 10

Dựa vào câu thơ: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Hãy bình luận vài nét về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

Dựa vào câu thơ: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Hãy bình luận vài nét về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

Hướng dẫn

Cảnh vật luôn hài hòa cùng tâm trạng con người, tâm trạng chúng ta vui thì thấy cảnh vui, tâm trạng thi thấy cảnh buồnùng trong một cảnh vật, có người bảo cảnh đó vui, có người lại cho là buồn. Sở dĩ có sự trái ngược như thế là do bởi tâm linh người ngắm cảnh. Một người trong lòng vui sướng thì thấy mọi thứ chung quanh đều có vẻ vui sướng, một người có tâm trạng buồn rầu thì lại thấy cảnh vật toàn làm cho mình buồn muốn khóc. Bởi thế thi sĩ Nguyễn Du trong cuốn Truyện Kiều, đã viết:

"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Nói đến lối văn tả cảnh, ta phải công nhận rằng trong Truyện Kiều đã có một nghệ thuật siêu việt. Mỗi cảnh tác giả nêu lên đều có ảnh hưởng đến tâm trạng của người ngắm cảnh, nhất là tâm trạng vui buồn của con người đa sầu đa cảm là nàng Kiều. Khi gia đình còn trong thời phong phú, chưa gặp cơn gia biến, chị em Kiều đi thanh minh trong một tiết xuân. Trong cảnh xuân ai cũng say sưa với cảnh vật, nhất là chị em Kiều đang độ thanh xuân, lòng tràn đầy nhựa sống yêu đương. Ta thấy Nguyễn Du tả cảnh vật qua tâm hồn hai nàng:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "

Cái cảnh cỏ xanh, hoa trắng, phải chăng phản ánh lòng sung sướng hân hoan của người trong cảnh. Sau khi đi hội Đạp thanh về, nàng Kiều nghĩ tới Đạm Tiên, thương cho người con gái tài hoa bạc mệnh và để sửa soạn cho giấc mộng, ta thấy có câu:

"Nàng từ trở gót trướng hoa

Mặt trời gác núi, chiêng đà thu không

Gương nga chênh chếch dòm song,

Vàng reo ánh nước, cây lồng bóng sân. "

Cảnh đó đẹp lắm, cái cảnh mặt trời sắp lặn, trăng thượng tuần đã lơ lửng trên trời. Xa xa tiếng chiêng thu không văng vẳng làm cho người ngắm cảnh đã buồn lại càng buồn thêm, một nỗi buồn nhẹ nhàng, phảng phất không lúc nào biểu hiện rõ ràng. Cái buồn như ở trong ánh nước phát ra, lại như ở trong bóng cây đổ xuống, thật là nỗi buồn vô cớ. Khi đã bán mình chuộc tội cho cha, Kiều ở lầu Ngưng Bích buồn tủi và lo cho số phận mình:

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu"

Con thuyền được miêu tả ở đây đang bập bênh trên ngọn sóng ngoài khơi, biết đâu là bến bờ, lại ví thân mình như cánh hoa trôi dạt biết bao giờ mới khỏi con sóng gió dập vùi.

Cảnh buồn này đã ăn sâu vào trong thâm tâm của Thúy Kiều. Khi Kiều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, khung cảnh xung quanh lại toát một màu riêng, một cảnh tượng riêng:

"Rừng thu từng chiếc chen hồng,

Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn "

Cảnh rừng thu, lá xanh chen lá vàng và tiếng chim buồn bã mênh mang là cảnh nổi lên rõ rệt khi người ta buồn rầu nhớ nhà.

Đến khi lấy Từ Hải, đã có chỗ nương thân, tạm được yên ấm phần thể xác, nàng nghĩ đến nhà, đến cha mẹ, cảnh được tả lên vẻ tiêu điều xơ xác:

"Rêu xanh chẳng vẻ dấu giầy

Cỏ non hơn thước, liễu gày vài phân

Đoái trông muôn dặm tử phần"

Thật là cảnh với tình bao giờ cũng đi đôi với nhau, cảnh dựa vào tình, tình làm hậu thuẫn cho cảnh. Tóm lại nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều rất chủ quan, chủ quan về bối cảnh, chủ quan về màu sắc… Thêm vào đó tác giả đã dùng nghệ thuật phóng khoáng, hàm súc và mang nhiều sắc thái dân tộc.

Một nghệ thuật tả cảnh hoàn toàn khách quan sẽ làm cho cảnh nhạt nhẽo vô vị, dù có lòe loẹt đến đâu chăng nữa cũng không có ảnh hưởng mãnh liệt đến người đọc. Một nghệ thuật khách quan sẽ không làm cho người đọc liên tưởng được cảnh bên ngoài và tình bên trong. Vậy không thể có nghệ thuật hoàn toàn khách quan được.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội câu tục ngữ “Tiên học lễ Hậu học văn”

Nguyễn Du đã thành công trong khi dùng nghệ thuật tả cảnh hoàn toàn chủ quan. Phải chăng vì thế mà tác phẩm Truyện Kiều giá trị lên gấp bội. Tâm trạng Kiều lúc đó tơi bời trăm ngả, chẳng khác gì con thuyền đang bập bênh trên ngọn sóng ngoài khơi, biết đâu là bến bờ, lại ví thân mình như cánh hoa trôi dạt biết bao giờ mới khỏi con sóng gió dập vùi. Nhìn cảnh mà hóa tâm trạng, từ tâm trạng mà nhìn ra cảnh, đó là cái tài trong nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

Vì tâm trạng nàng Kiều lúc nào cũng buồn, nên khi có dịp ngắm cảnh vật, mọi cảnh vật xung quanh đối với nang đều buồn đến thê lương. Cảnh buồn này đã ăn sâu vào trong thâm tâm của Thúy Kiều. Khi Kiều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, khung cảnh xung quanh lại toát một màu riêng, một cảnh tượng riêng:

"Rừng thu từng chiếc chen hồng,

Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn "

Cảnh rừng thu, lá xanh chen lá vàng và tiếng chim buồn bã mênh mang là cảnh nổi lên rõ rệt khi người ta buồn rầu nhớ nhà.

Kể cả đến khi đã về sống với Từ Hải, đã có chỗ nương thân, tạm được yên ấm phần thể xác, nàng nghĩ đến nhà, đến cha mẹ, nàng lại buồn và cảnh được tả lên vẻ tiêu điều xơ xác:

"Rêu xanh chẳng vẻ dấu giầy

Cỏ non hơn thước, liễu gày vài phân

Đoái trông muôn dặm tử phần"

Trong cảnh ẩn chứa cái tình, trong cái tình có can, cảnh với tình bao giờ cũng đi đôi với nhau, cảnh dựa vào tình, tình làm hậu thuẫn cho cảnh. Tóm lại nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều rất chủ quan, chủ quan về bối cảnh, chủ quan về màu sắc… Thêm vào đó tác giả đã dùng nghệ thuật phóng khoáng, hàm súc và mang nhiều sắc thái dân tộc.

Xem thêm:  Một vài gợi ý phân tích và cảm nhận bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị qua bài thơ dịch của Phan Huy Thực.

Một nghệ thuật tả cảnh hoàn toàn khách quan sẽ làm cho cảnh nhạt nhẽo vô vị, dù có lòe loẹt đến đâu chăng nữa cũng không có ảnh hưởng mãnh liệt đến người đọc. Một nghệ thuật khách quan sẽ không làm cho người đọc liên tưởng được cảnh bên ngoài và tình bên trong. Vậy không thể có nghệ thuật hoàn toàn khách quan được. Nguyễn Du đã thành công trong khi dùng nghệ thuật tả cảnh hoàn toàn chủ quan. Phải chăng vì thế mà tác phẩm Truyện Kiều giá trị lên gấp bội.

Búp pháp tả cảnh ngụ tình là búp pháp nghệ thuật tinh tế và đặc sắc. Nguyễn Du đã có sự nhập tâm vào nhân vật, đồng cảm với nỗi đau và mất mát của nhân vật mới có thể miêu tả cảnh sắc tuyệt đẹp nhưng lại mang âm hưởng buồn. Với nghệ thuật tả cảnh để diễn tả tâm trạng nhân vật Nguyễn Du đã thể hiện cái tài và cái tâm cao thượng trong sáng của ông.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment