Văn mẫu lớp 11

Đọc truyện “Tấm Cám”, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Bài tập làm văn số 1 lớp 11

Đề bài: Đọc truyện “Tấm Cám”, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Bài tập làm văn số 1 lớp 11

Bài làm:

Cuộc sống này sẽ tươi đẹp biết bao nhiêu nếu như chỉ có sự hiện diện của người tốt và cái thiện. Thế nhưng đã gọi là cuộc sống thì luôn có những mặt trái. Mặt trái của cái thiện đó chính là cái ác, mặt trái của người tốt đó chính là kẻ xấu. Có đôi khi cùng là một con người nhưng cái thiện và cái ác lại song hành. Vậy nên có đôi khi chúng ta cũng gặp khó khăn trong việc nhận định đâu là người tốt và đâu là người xấu. Với ước muốn “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, người dân xa xưa đã viết nên những câu chuyện cổ tích với hàm ý như vậy. Tiêu biểu trong số đó là truyện cổ tích “Tấm Cám”.

Câu chuyện được mở đầu bằng những tình tiết gần gũi và thân quen với con người. Mở màn là tấn bi kịch của Tấm khi mồ côi mẹ rồi lại mồ côi cha và phải sống với dì ghẻ. Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ câu ca dao “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”. Chính vì vậy mà ngay mở đầu câu chuyện khi tác giả dân gian nhắc đến việc Tấm phải sống với dì ghẻ, chúng ta đã có thể hình dung ra được cuộc sống khổ cực của Tấm. Nhất là khi dì ghẻ lại có một người con riêng. Quả nhiên, trong suốt những năm tháng sống cùng với dì ghẻ, Tấm thường xuyên phải chịu sự nhiếc móc của dì, sự đố kị của Cám. Tấm thật thà, chất phác làm việc quần quật nhưng người được thưởng phần hơn, được nâng niu hơn lại là cô Cám mải chơi và lười nhác. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng cô Tấm là hiện thân của cái thiện còn mẹ con Cám chính là hiện thân cho cái ác. Theo suốt diễn biến của câu chuyện, chúng ta có thể thấy dường như cái ác lúc nào cũng chiến thắng cái thiện.

Xem thêm:  Giá trị nhân văn trong "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"

doc truyen tam cam anh chi suy nghi gi ve cuoc dau tranh giua cai thien va cai ac giua nguoi tot va ke xau trong xa hoi xua va nay - Đọc truyện “Tấm Cám”, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Bài tập làm văn số 1 lớp 11

Đọc truyện “Tấm Cám”, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Bài tập làm văn số 1 lớp 11​

Đó là khi Tấm và Cám đi xúc tép, Tấm dù xúc được nhiều hơn nhưng vì thật thà nên đã bị Cám cướp công. Tấm bị mắng, bị phạt trong khi Cám lại được khen, được thưởng. Đó là điều bất công đầu tiên của Tấm. Đó là khi cá Bống của Tấm bị bắt làm thịt mà Tấm cũng không thể làm gì được. Rồi Tấm bị hãm hại hết lần này đến lần khác. Khởi điểm là Tấm phải ở nhà nhặt riêng thóc và gạo mà không được đi dự lễ hội. Tiếp sau đó là Tấm trèo lên cây cau bị dì ghẻ làm ngã xuống giếng và biến thành chim Vàng Anh. Sau đó chim Vàng Anh bị giết hại, từ đống lông chim mọc lên cây xoan đào. Cây xoan đào lại bị chặt để đong thành khung cửi. Rồi khung cửi lại bị Cám đem đốt. Rồi cây thị mọc lên từ đống tro ấy và Tấm đã hóa thân vào trong một quả thị. Kể từ khi về ở với bà lão, Tấm mới được sống những tháng ngày bình yên và hạnh phúc.

Trải qua bao nhiêu biến cố, Tấm lúc nào cũng là người bị hại nhưng không hề có một lời oán trách mẹ con Cám. Tấm hiện lên xuyên suốt câu chuyện như một nhân vật chức năng đại diện cho cái thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác. Liên tiếp là những hành động độc áo khiến tấm trải qua nhiều lần hóa kiếp và không có ngày nào được bình yên. Điều đó có thể thấy, cái ác luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta. Những kẻ xấu nham hiểm và tàn ác hơn chúng ta nghĩ rất nhiều lần.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh

Nhưng có phải cái ác lúc nào cũng chiến thắng cái thiện không? Chắc chắn là không rồi bởi nếu như vậy sẽ chẳng còn có ai lương thiện cả. Nếu như Cám sau khi làm hại Tấm được sống hạnh phúc bên nhà vua thì có lẽ cái chết của Tấm đã quá lãng phí mất rồi. Nhưng ở đây chúng ta có thể thấy, dù Tấm chết, vua vẫn ngày ngày nhớ thương Tấm. Vua nhận ra chim Vàng Anh, mua muốn nằm võng dưới cây xoan đào rồi vua nhận ra miếng trầu là của Tấm têm. Điều đó cho ta thấy rằng cái ác chẳng bao giờ thay thế được ví trí của cái thiện. Xã hội xưa đã thế, xã hội ngày nay cũng vậy.

Nếu như xưa kia Tấm phải dựa vào một thế lực huyền bí đó là ông Bụt thì con người ngày nay có sự giúp sức của pháp luật. Cái xấu chưa bao giờ được ca ngợi dù ở bất cứ thời đại nào. Dưới sự nghiêm minh của luật pháp, cái xấu luôn bị trừng trị một cách thích đáng. Những phiên tòa xét xử vẫn diễn ra hàng ngày để trừng trị cái xấu. Cái chết của mẹ con Cám chính là cái kết dành cho những kẻ xấu xa. Cuộc sống êm ấm của Tấm cùng đức vua về sau chính là phần thưởng xứng đáng dành cho những người tốt.

Trong cuộc sống ngày hôm nay ranh giới giữa cái thiện và cái ác rất mong mạnh. Có thể hôm qua ai đó còn là người tốt nhưng ngày mai có thể đã trở thành kẻ xấu nếu không biết giữ mình. Hãy nhìn vào gương những người xa lưới pháp luật mà tự biết cảnh tỉnh mình. Đấu tranh với cái xấu không chỉ là cái xấu của người khác mà còn phải đấu tranh với cái xấu trong chính lòng mình. Trong con người bao giờ cũng sẽ tồn tại cái thiện và cái ác. Đối với người học sinh, cái xấu đó chính là gian lận trong thi cử, là sự lười biếng, là lời nói dối,…

Xem thêm:  Ấn tượng của anh (chị) về hình ảnh người trai thời Trần sau khi học bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Là học sinh, hãy sống sao để trở thành những con người tốt đẹp vì chúng ta sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhã Đan

 

Post Comment