Văn mẫu lớp 11

Có người nói Hạnh phúc của một tang gia là những niềm “hạnh phúc”, của một gia đình bất hiếu. Ý kiến của anh/chị?

Có người nói Hạnh phúc của một tang gia là những niềm “hạnh phúc”, của một gia đình bất hiếu. Ý kiến của anh/chị?

Hướng dẫn

Những niềm “ hạnh phúc ” của một gia đình bất hiếu.

– Những thành viên trong gia đình không thể hiện một chút buồn đau nào, không chút thương tiếc nào mà tất cả đều vui vẻ hạnh phúc. Nhà văn nhiều lần nhắc tới “vui vẻ và sung sướng”.

“Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lấm”, “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả”, “bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích”, “người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma”. Máy ảnh chụp lia lịa như trong hội chợ.

– Trên cái nền sung sướng, vui vẻ chung của một gia dinh đại bất hiếu, con, cháu đều mong cụ tổ quy tiên thì cái tờ di chúc của cụ mới được chia cho con, cháu, dâu, rể… Điều này đã đem đến niềm sung sướng cho từng thành viên trong gia đình.

a) Cụ cố Hồng

– Con trai trưởng là cụ Hồng. Tuy mới 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: "úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa. Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế".

– Cụ là loại người háo danh: "ngây ngất vì được thiên hạ khen già". Bố chết, cụ cố Hồng không lo việc tang lễ mà lo hạnh tiết đáng cười khác về con người này. Cụ cố Hồng chẳng biết gì hết nhưng cứ mở mồm là "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

Xem thêm:  Phân tích Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn của Ta - go

b) Văn Minh

Con trai cụ cố Hồng và là cháu đích tôn của cụ tổ vừa mới qua đời. Điều hạnh phúc nhất của vợ chồng Văn Minh là: “những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen. Những cái rất ăn với nhau mà tiệm Âu hoá một khi đã lăng-xê ra thì có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”. Vậy là trước cái chêt của ông nội, vợ chồng Văn Minh nhân cơ hội quảng cáo mặt hàng của mình.

– Về phần mình, Văn Minh cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vì: “cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lí thuyết viểnvông nữa”. Văn Minh “chỉ phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải… Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to… làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu thảnh thử lại thành hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng với cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”.

– Giọng văn mỉa mai “gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to” và “vì mặt ông thật đúng với cái mặt một người lúc gia đình đương tang gia bối rối”. Tội nhỏ vì làm hại danh giá em gái ông ơn to vì gây ra cái chết của cụ tổ. Tình người đâu còn. Quan hệ conngười với con người biểu hiện qua những tính toán giả dối. Bộ mặt đăm chiêu bối rối đâu phải vì xót người chết, mà vì những tính toán riêng tư.

Xem thêm:  Phân tích tính sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

c) Cô Tuyết

Tuyết đang rất buồn. Buồn đến "tự tử" được. Nỗi buồn không phải vì mất ông nội mà vì không thấy "bạn giai" đến viếng. "Tuyết như bị kim châm vào lòng". Tuyết buồn vì thiếu bạn tình, đâu phải vì ông nội mất. Cách mặc của Tuyết: "Mặc bộ y phục Ngây thơ – cái áo dài voan mỏng, trong có coocsê, trông như hở cả nách và nửa vú" với lí lẽ: "Thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh?"

d) Ông Phán và cậu tú Tân

– Ông Phán mọc sừng (chồng cô Hoàng Hôn).

Tuy là con rể nhưng đã được cụ Hồng nói nhỏ vào tai: "Chia cho con gái và rể số tiền là vài nghìn đồng", số tiền vài nghìn đồng ấy là do đôi sừng vô hình trên đầu ông ta mang lại.

– Tân thì chẳng thương xót gì ông nội. "Cậu tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến".

e) Chi tiết nào trong đoạn trích cũng đều mang tính nghịch lí, ngược đời nhưng cũng tự nhiên. Vì thế tiếng cưòi cũng tự nhiên không hề gượng ép.

– Min Đơ, Min Toa "Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng".

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện cười Lợn cưới áo mới

– Những ông bạn thân của cụ cốHồng thì sung sướng được khoe râu khoe ria, khoe huân chương. Đám trai thanh gái lịch thì có dịp hẹn hò gặpnhau, cười tình, chê bai nhau.

– Đặc biệt phải chú ý tói Xuân Tóc Đỏ: Cụ tổ chết, danh dự của Xuân càng được đề cao. Hắn đã trốn một chỗ nào không ai biết. Nghĩa là đốc tờ Xuân đã chê, đã bỏ thì không ai có thể chữa được nữa. Danh giá của Xuân càng tăng.

– Sư cụ Tăng Phú thì "sung sướng và vênh váo ngồi trên chếc xe: vì cụ đã đánh đổ Hội Phật giáo, cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ mõ.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment