Cảm nhận của em về nỗi đau xót lớn lao khi Bác Hồ qua đời qua bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
Tố Hữu là nhà thơ sáng tác nhiều nhất, hay nhất, cảm động nhất về Bác Hồ. Tố Hữu đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Một số sáng tác về Bác trong thơ Tố Hữu: Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Cánh chim không mỏi, Theo chân Bác…
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Là tiếng khóc đau thương ngọt ngào của nhà thơ trước một sự kiện có thật – Ngày 2/9/1969 chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, bài thơ ra đời ít ngày sau đó. Như một tiếng khóc tiễn biệt vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – một "điếu văn bi hùng" bằng thơ. Sau được in trong tập Ra trận (1972).
Bố cục chia làm 3 phần
– Bốn khổ đầu: Nỗi đau lớn lao khi Bác Hồ qua đời.
– Sáu khổ tiếp theo: Hình tượng Bác Hồ.
– Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người trước sự ra đi của Bác
Chủ đề: Thể hiện nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác, qua đó bày tỏ lòng biết ơn, ca ngợi công lao, tấm gương sáng ngời của Bác và thể hiện quyết tâm đi theo con đường của Bác.
Khi Bác mất, cả đất nước, vũ trụ, cỏ cây và con người đều thương tiếc: "Suốt mấy hôm dày;…đời tuôn nước mắt…; trời tuôn mưa; phòng lạnh; rèm buông; tắt ánh đèn". Khái quát cảnh thực: Những ngày diễn ra quốc tang của Bác Hồ hầu hết các vùng miền đất nước đều có mưa lớn, kéo dài như khóc than cho sự mất mát quá lớn của toàn dân tộc Việt Nam.
Cảnh vật trở nên hoang vắng, lạnh lẽo như bị mất linh hồn. Thiên nhiên đã hòa với tâm trang của con người và mang tâm trạng của con người. Hòa vào không khí ảm đạm của đất trời, hàng chục triệu trái tim Việt Nam đều đau sót hướng về người.
Nỗi sót xa, đau đớn được nhà thơ hình tượng hóa bởi một nhân vật cụ thể: "Con chạy về thăm Bác", "lần theo lối sỏi quen", "đứng nhìn lên"…
Với hình tượng thơ này, tác giả có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc với rất nhiều cung bậc khác nhau: Tan tóc, đau thương đến bất ngờ, "Bác đã…". Tất cả đều thiếu vắng, cui cút, cô đơn. Trời đang đầu thu, đang là chiến thắng và hi vọng. Khung cảnh và lòng người như tương phản.
Hình tượng thơ mang tính khái quát cho hàng triệu con người Việt Nam, đối với Bác. Đây là một cách thể hiện tình yêu thương, niềm trân trọng của cả dân tộc đối với Bác. Dưới cái nhìn của người con về thăm Bác, cảnh vật mang đầy tâm trạng: "Ướt lạnh vườn rau, gốc dừa"; "Lối sỏi, thang gác, chuông nhỏ; phòng lặng, rèm buông tắt ánh đèn". Cảnh vẫn còn đó hiện diện nguyên vẹn nhưng chúng đã thiếu đi linh hồn thực sự, đó là sự hiện diện của người.