Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao? – Bài tập làm văn số 5 lớp 11

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao? – Bài tập làm văn số 5 lớp 11

Bài làm

Thông qua văn chương, chúng ta như được sống lại khung cảnh của những thời đại mà tác giả đang nhắc tới. Chẳng hạn như trong văn học trước những năm 1945 cho ta thấy một xã hội đói khổ, nghèo nàn, cho ta thấy những con người bị hành hạ, bị áp bức đến mức đường cùng. Những tên tuổi như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã để lại những dấu ấn đậm nét cho dòng văn học trước cách mạng. Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao cũng chính là đại diện cho một tầng lớp người bị bóc lột tới không còn tính người.

Mở đầu tác phẩm của mình, Nam Cao để Chí Phèo xuất hiện như một tên du côn bị cả làng tránh mặt. Hắn là kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ, là một tên nghiện rượu chuyên đi chửi bới khắp nơi. Cũng vì biết hắn nghiện ngập nên chẳng ai thèm bận tâm đến hắn. Cả cái làng Vũ Đại đều nghĩ “chắc nó chừa mình ra”. Bởi cái cảnh ấy còn lạ gì nữa. Bao giờ rượu xong hắn cũng chửi như vậy. Nhưng hắn chẳng chửi một ai cả. Hắn chửi cả trời, cả đất, cả cái làng Vũ Đại. Hắn chửi cái xã hội thối nát đã biến hắn thành ra con người như vậy.

cam nhan cua anh chi ve hinh tuong nhan vat chi pheo trong truyen ngan cung ten cua nha van nam cao - Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao? – Bài tập làm văn số 5 lớp 11

Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao? – Bài tập làm văn số 5 lớp 11

Trước đây, Chí Phèo là một người vô cùng hiền lành. Hắn lành như cục đất. Cuộc đời của Chí đau thương từ khi còn chưa lọt lòng mẹ. Cha hắn không nhận hắn. Vì vậy mà vừa mới ra đời hắn đã bị bỏ lại ở cái lò gạch hoang. Chí được người ta mang về nuôi. Sau khi bác phó cối chết, Chí lại trở thành trẻ mồ côi. Hắn lang thang khắp nơi để xin ăn. Hắn nghèo, hắn khổ nhưng khi ấy hắn là một con người. Một con người đúng nghĩa. Đời của Chí Phèo cũng chẳng khác gì đời người nông dân thời ấy. Cũng dập dềnh, chìm nổi. Cũng bôn ba khắp nơi.

Xem thêm:  Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân – Bài tập làm văn số 5 lớp 11

Rồi Chí đi làm thuê cho nhà lí Kiến. Cuộc đời của những kẻ làm thuê cũng chẳng sung sướng gì. Chủ bảo sao thì làm vậy. Đồng lương làm thuê có khi cũng chẳng đủ nuôi thân nếu như chủ bắt phạt. Mà nào Chí có dám cãi lời chủ. Vợ ba của lí Kiến thì thấy Chí vạm vỡ, to khỏe nên hay gọi Chí đến đấm lưng, bóp chân rồi khiêu gợi. Nhưng Chí vẫn giữ vững bản lĩnh của mình. Có thể thấy Chí là người đầy lương thiện, đầy tự trọng. Hắn ý thức được đâu là hành động xấu. Hành động ấy của Chí khiến chúng ta liên tưởng tới một nhân vật khác dù bị đẩy vào hoàn cảnh éo le, khốn cùng nhưng vẫn giữ được cái tâm sáng đó chính là chị Dậu. Tuy nhiên, sự khước từ của Chí lại khiến mợ ba nổi giận vu oan cho hắn.

Chí bị dồn vào đường cùng với 7 năm ngồi tù. Thế là Chí chẳng còn ra con người nữa. Chí ngồi tù vì người ta bảo Chí có tội. Xã hội ấy là vậy đấy. Kẻ có tiền là kẻ nắm được quyền hành, là kẻ có thể một tay che trời. Còn Chí, Chí chẳng có gì cả ngoài sức trẻ ngoài trái tim lương thiện. Nhưng mà xã hội cũng lấy nốt của hắn mất rồi.  

Ở đây, Nam Cao đã khéo léo lột tả được con đường trở thành một kẻ lưu manh của Chí Phèo. Nào thì dọa đốt quán nếu như không chịu bán rượu. Nào thì rạch mặt ăn vạ kêu làng,… Chính vì vậy mà khi trở thành tay sai cho Bá Kiến, Chí lại càng trở nên đáng sợ hơn. Bá Kiến chỉ cần cho hắn chút tiền uống rượu là hắn sẵn sàng giết cả người. Cứ như vậy, cuộc đời Chí rơi xuống vực thẳm lúc nào Chí cũng không biết nữa. Như vậy, Nam Cao không chỉu nói lên cuộc đời khổ cực của người nông dân mà còn chỉ cho chúng ta thấy họ bị lưu mạnh hóa như thế nào. Chẳng phải bỗng dưng mà Chí Phèo từ một  người thật thà, chất phác lại biến thành kẻ lưu manh.

Xem thêm:  Tuần 21 - Tựa "Trích diễm thi tập"

Bản chất của Chí không hề xấu. Vì vậy mà khi đọc tác phẩm người ta chỉ thấy thương Chí chứ không hề giận hay chê trách gì Chí cả. Đáng trách nhất vẫn là xã hội và những kẻ đã đầy Chí rơi vào hoàn cảnh như vậy. Sự xuất hiện của Thị Nở càng khiến chúng ta hiểu rõ hơn về con người của Chí. Như bao người khác, Chí Phèo cũng khao khát được yêu. Tình yêu mà Thị Nở dành cho Chí Phèo đã cảm hóa được Chí, thôi thúc hắn trở thành một người lương thiện. Điều đó cho thấy, dù bị đẩy đến bước đường cùng nhưng bản chất lương thiện của con người vẫn không bao giờ thay đổi. Thị Nở giống như một tia sáng làm thay đổi của đời của Chí. Thị Nở cũng như Chí. Đó là một người đàn bà xấu bị cả xã hội xa lánh. Thế nhưng đối với Chí, thị lại là người gần gũi nhất, tình cảm nhất là quan tâm đến Chí nhất. Vậy là lần đầu tiên trong đời Chí có ước mơ.

Giá mà xã hội xưa bớt hà khắc hơn. Giá mà người ta nhìn vào mặt tích cực của người khác thì có lẽ cuộc đời Chí đã bước sang một trang mới. Nhưng không, bi kịch của cuộc đời Chí là khi Thị Nở khước từ lời cầu hôn vì bà cô không cho phép Nở lấy một kẻ “độc có cái nghề rạch mặt ăn vạ”. Chí muốn được làm người lương thiện nhưng ở trong một xã hội như vậy thì ai cho hắn lương thiện bây giờ?

Xem thêm:  Anh/chị hãy phân tích cảnh đẹp thiên nhiên và tâm trạng của túc giả trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cái chết của Chí Phèo như là một sự kết thúc cho chuỗi bi kịch của cuộc đời Chí. Đó cũng là bản án tố cáo xã hội phong kiến đương thời vì chúng đã cướp đi cuộc sống của những con người lương thiện. Những người mà lẽ ra họ phải được sống trong tình yêu thương.

Nhân vật Chí Phèo đã trở thành một nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp người dân bần hàn trong xã hội cũ. Những người mà dù không muốn thì họ vẫn bị chà đạp xuống đáy của xã hội và chẳng cách nào có thể ngóc đầu lên được.

Nhã Đan

Post Comment