Văn mẫu lớp 12

Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Đề bài: Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Bài làm

Để đánh giá một cuốn sách, một tác phẩm là hay hay không hay thì người ta thường dựa vào khá nhiều quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e lại cho rằng: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”. Câu nói của ông cho thấy ông đề cao cái mà một tác phẩm mang đến cho con người về mặt tâm hồn hơn là dựa theo những nguyên tắc có sẵn.

Ngoài cái nguyên tắc chung chẳng hạn như việc đánh giá về cách lựa chọn đề tài của tác giả, cách tác giả thể hiện đề tài đó, cách dùng ngôn từ,… mỗi người sẽ có cách đánh giá riêng của mình. Cùng là một tác phẩm nhưng có người cho rằng tác phẩm đó hay, có người lại cho rằng tác phẩm đó không hay. Vì sao vậy? Đó là bởi cảm nhận của mỗi người cho từng tác phẩm là khác nhau. Đối với người này, đề tài này có thể là cũ và không có gì hấp dẫn. Thế nhưng với người khác thì dù đề tài cũ nhưng lại được thể hiện theo một cách mới mẻ và chạm vào trái tim của họ. Vậy thì không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa vì nó là một cuốn sách hay. Một cuốn sách hay không nằm ở sự chuẩn mực của nguyên tắc. Một cuốn sách hay là một cuốn sách chạm đến trái tim của độc giả.

Xem thêm:  Soạn bài kiểm tra truyện trung đại

anh chi hay bay to quan diem cua minh ve y kien cua nha van phap la bo ruy e - Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Một ví dụ điển hình là tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Nếu xét theo những nguyên tắc thì có lẽ đây chỉ là một tác phẩm bình thường bởi tác phẩm không có cốt truyện đặc biệt. Chỉ đơn giản là một câu chuyện về hai chị em An và Liên ở một phố huyện nghèo. Nhưng vì sao tác phẩm vẫn được đưa vào trong chương trình học phổ thông để giáo dục tuổi trẻ? Ấy lại bởi tác phẩm với một giọng điệu ngọt ngào đã đưa được người đọc trở lại cuộc sống tuổi thơ của mình. Khi ấy, họ cũng hồn nhiên giống như hai chị em An và Liên. Những năm tháng ấy dẫu cuộc sống có nghèo đói, có khốn khó tới đâu thì con người vẫn có niềm tin vào cuộc sống, vẫn có khát khao về một tương lai tươi sáng. Tác phẩm đã chạm tới tâm hồn người đọc là ở chỗ đó. Vậy thì đâu cần đến những bài phê bình mới nhận ra rằng đó là một tác phẩm hay.

Nam Cao cũng có một tác phẩm vô cùng nổi tiếng đó chính là Chí Phèo. Nhắc đến Chí Phèo là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một tên du côn mặt đầy vết sẹo do chính hắn tự rạch, trên tay lúc nào cũng lăm lăm chai rượu, miệng thì liên tục chửi bới. Nhưng có phải Nam Cao viết Chí Phèo là để kể về cuộc đời của hắn không? Đúng là có kể nhưng thông qua cuộc đời Chí, nhà văn muốn nói đến cái sâu xa về vấn đề người nông dân sống trong xã hội cũ bị chà đạp, bị áp bức. Độc giả sau khi đọc xong đều cảm nhận được, đều hiểu được vấn đề ấy, hiểu hơn về xã hội ấy. Vậy là Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình Chí Phèo.

Xem thêm:  Suy nghĩ câu: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi

Hay như thơ Xuân Quỳnh, bà lại thể hiện được sự khát vọng trong tình yêu đôi lứa. Người ta thấy được sự tinh tế của Xuân Quỳnh khi dùng những hình ảnh gần gũi và giản dị để nói về tình yêu. Chẳng hạn như mượn sóng để nói về tâm trạng của con người khi yêu, mượn thuyền và biển để nói về sự khăng khít của con người khi yêu. Tình yêu nào phải cái gì xa xôi, nào phải cái gì to lớn, đó đơn giản là cảm xúc của người và người. Người đọc cũng qua cái chân thành ấy mà yêu những tác phẩm của bà.

Tất nhiên ở mỗi tác phẩm vẫn chẳng thể nào tránh được những ý kiến khen chê trái chiều. Thậm chí có những tác phẩm chúng ta cho là hay nhưng lại gặp nhiều sự phản đối. Trước đây, Truyện Kiều của Nguyễn Du bị người đời chê bai cho rằng Thúy Kiều là kẻ tà dâm và không đáng được yêu thương. Rồi thì thơ Hồ Xuân Hương thể hiện khát khao được yêu của người phụ nữ cũng bị cho là dâm và tục. Tác phẩm Tây Tiến của nhà văn Quang Dũng cũng đã có một thời gian bị cấm lưu hành vì cho rằng mộng rớt buồn rơi. Tất cả những ý kiến trái chiều đó là do quan điểm của xã hội thời ấy. Họ có những chuẩn mực đạo đức và lối sống riêng nên cứ áp vào đó mà quy chiếu. Những cái gì vượt ra khỏi quy chuẩn sẽ bị bác bỏ.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” – Bài tập làm văn số 1 lớp 12

Giờ đây, chúng ta đã nhìn nhận tác phẩm với một cái nhìn nhân văn hơn. Bởi chúng ta cảm nhận được cái sâu xa mà tác giả muốn nói đến trong các tác phẩm của mình. Chúng ta thấy được giá trị mà tác phẩm đó mang lại cho mỗi người.

Đến đây, một lần nữa có thể khẳng định câu nói của nhà văn Pháp Bơ-ruy-e là hoàn toàn đúng. Hãy cứ đọc tác phẩm và cảm nhận nó bằng trái tim của chính mình. Mặc kệ ai nói gì, chỉ cần ta thấy hay thì nó là hay. Vậy là đủ.

Nhã Đan

Post Comment